HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

090 333 1985
09 87 87 0217 

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"

ĐĂNG KÝ DẠY
Tại đây
ĐĂNG KÝ HỌC
Tại đây

Làm cha mẹ

Thứ 7, 24/10/2015 | 6:25 GMT+7

Bí kíp giúp con nín khóc dành cho cha mẹ trẻ

Bất kì bậc phụ huynh nào cũng sẵn sàng đem cả gia tài chỉ để đổi lấy những bí kíp giúp con nín khóc. Bí kíp ấy chẳng ở đâu xa và hoàn toàn miễn phí nhé.
 

Quan trọng hơn bạn sẽ khám phá thêm nhiều thông tin thú vị đằng sau tiếng khóc của trẻ.
 



Hãy dỗ dành khi trẻ vừa mới khóc

Cách phản ứng của mẹ khi thấy con khóc đã được chứng minh có tác động quan trọng đến việc ngưng khóc của trẻ. Bệnh viện John Hopkins đã tiến hành nghiên cứu trong thời gian dài với 26 cặp trẻ sơ sinh và mẹ. Họ phát hiện ra rằng các phản ứng nhất quán và kịp thời của mẹ có liên quan đến tần suất và thời gian khóc của trẻ.Vào cuối năm đầu đời, sự khác biệt trong tiếng khóc của mỗi đứa trẻ phản ánh cách mà mẹ chúng đáp lại khi nghe tiếng khóc của con chứ không phải là tình trạng thể chất như nhiều người nhầm tưởng. Tiếp xúc gần gũi, ôm ấp, dỗ dành trẻ là cách đơn giản và hiệu quả nhất các mẹ nên làm thường xuyên để trẻ không khóc nữa.

Tuy nhiên, sự tiếp xúc vật lý giữa mẹ và con chỉ có hiệu quả khi mẹ đến dỗ lúc trẻ mới khóc. Nếu bạn để trẻ khóc quá lâu, cách này sẽ giảm tác dụng trong những tháng về sau.

Bằng chứng cho thấy rằng tiếng khóc của trẻ ngoài việc thể hiện cảm xúc còn là một phương thức giao tiếp với mẹ. Những trẻ thường bị bỏ mặc khi khóc có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về phát triển sau này hơn. Xem xét lại một nghiên cứu trong những năm 1970, các nhà khoa học nhận thấy nhu cầu phát triển và sinh lí của trẻ từ xưa tới giờ vẫn giữ nguyên dù xã hội loài người thay đổi và phát triển ra sao.

Nếu để trẻ nhỏ khóc quá lâu sẽ làm gia tăng hormone gây stress tên là cortisol. Ngay cả sau khi bé ngừng khóc, cortisol vẫn tồn tại ở mức cao. Các chuyên gia và các nhà nghiên cứu giấc ngủ trẻ em hàng đầu thế giới đều nhất trí: khóc nhiều quá không tốt cho trẻ nhỏ chút nào, chúng sẽ kiệt sức vì mệt nếu không được bố mẹ dỗ dành.

Cho đến khi 6 tháng tuổi, bé vẫn chưa thể nhận ra mình là một cá thể riêng biệt mà vẫn nghĩ mình và mẹ là một. Chín tháng quen được bảo bọc trong bụng mẹ là thời gian khá dài, các bé vẫn chưa thể hiểu được tại sao mình và mẹ lại đột ngột tách rời khỏi nhau. Những cử chỉ ôm ấp, dỗ dành của bố mẹ sẽ giúp trẻ bình tĩnh, dần dà trẻ sẽ học được cách điều khiển cảm xúc hơn. Những em bé không được bố mẹ quan tâm không thể học được điều này.

Tiếng khóc “oe oe” của trẻ là âm thanh thể hiện sự thất vọng khi không được bố mẹ thấu hiểu, không được giúp đỡ. Đó là bản năng tự nhiên mà trẻ học được chứ không đơn giản là tiếng khóc mè nheo bình thường. Đặc biệt là khi bạn đọc thông tin dưới đây:

Trẻ sơ sinh sẽ bớt khóc nếu được địu

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics phát hiện ra rằng những em bé được địu ít khóc hơn trẻ không được địu, đặc biệt là trong thời kỳ cao điểm của giai đoạn khóc (6 tuần tuổi).

Vào thời gian này, trẻ được địu ít quấy khóc (ít hơn khoảng 43% so với toàn bộ thời gian trong ngày và 51% trong buổi tối từ 16h cho tới nửa đêm). Tương tự với khi trẻ được 1, 8 và 12 tuần tuổi nhưng thời gian này giảm ít hơn.Các nhà nghiên cứu kết luận rằng: địu bé giúp cải thiện tình trạng khóc nhè bằng cách giảm thời gian và thay đổi thói quen khóc của trẻ trong 3 tháng đầu đời.

Việc thiếu đi sự chăm chút giữa bố mẹ và trẻ có thể dẫn đến việc khóc và đau bụng ở trẻ sơ sinh. Có lẽ các ông bố, bà mẹ ngày nay đang bị đánh lạc hướng, cứ mãi chạy theo những phương pháp nhanh gọn hiệu quả ngay tức thì trong khi đó điều thực sự con trẻ cần là sự quan tâm dịu dàng, kiên nhẫn, từ tốn.

Nhiều phụ huynh không thích địu con vì họ nghĩ việc này khá nguy hiểm. Sự thật là khi sử dụng túi địu chắc chắn thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì nó có tính nâng đỡ tốt, tạo cảm giác được bảo vệ cho trẻ.

Khóc là một điều hết sức bình thường ở trẻ con, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do đó, chẳng có bất kì phương pháp nào có thể giúp con bạn thôi không rơi nước mắt nữa. Điều cần nhất là tìm cách hiểu và giải mã thông điệp của con một cách kịp thời bạn nhé.

(Nguồn: http://www.webtretho.com/)

Chia sẻ: