HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

090 333 1985
09 87 87 0217 

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"

ĐĂNG KÝ DẠY
Tại đây
ĐĂNG KÝ HỌC
Tại đây

Làm cha mẹ

Thứ 7, 17/10/2015 | 13:11 GMT+7

Vì yêu con mà bạn đang làm hư con?

Cứ nghe con bắt đầu ọ ẹ cất tiếng khóc là làm bạn rối cả lên; nhưng nhiều khi bỏ cả việc, chạy cuống cuồng đến nơi thì chẳng có gì cả. Đôi khi bạn tự hỏi có cần thiết cứ nghe con khóc là phải ẵm bé lên không?

Chẳng bị đau đớn gì cả nhưng trẻ nhỏ vẫn khóc vì tỷ tỷ các lý do. Tã ướt: khóc. Bụng hơi cồn cào: khóc. Nằm không và buồn: khóc… Bố mẹ thì cứ nghe tiếng khóc là lại sốt ruột đến ngay bên con để vỗ về, và mỗi lần như vậy lại bị ông bà phán cho một câu: “Cứ chiều thế, nó hư bây giờ!”

Mỗi người lại có quan điểm khác nhau về cách dỗ con. Một số người tin rằng nếu mỗi khi khóc lóc đều được bế lên, trẻ con sẽ sớm nhận ra khóc là một cách để thu hút sự chú ý của bố mẹ. Điều đó sẽ càng làm tăng khó khăn cho bố mẹ khi đã phải xoay như chong chóng với việc nấu ăn dọn dẹp, giặt giũ... nay lại còn phải chạy tới lui như con thoi vì con cứ eo xèo suốt. Và bé quen thói được nuông chiều.
 


Chẳng bị đau đớn gì cả nhưng bé vẫn khóc vì tỷ tỷ các lý do. (Ảnh: GettyImages)


Những người khác lại cho quan điểm như vậy không thuyết phục vì chẳng hợp lý chút nào khi một đứa bé mới sinh mà lại đã có khả năng biết cách lôi kéo sự chú ý của người khác. Theo họ, bé khóc là vì buồn chán, mệt mỏi và cần sự chăm sóc của bố mẹ. Và cũng có khả năng là sự sợ hãi, cảm giác bất an của bé sẽ lớn dần lên nếu không nhận được sự hồi đáp của bố mẹ khi bé cất tiếng khóc kêu gọi sự giúp đỡ.

Vậy thì có nên bế con lên mỗi khi bé khóc không?

Không thể có câu trả lời dứt khoát là có hay không mà nên kết hợp lúc này lúc kia, bạn không nên vội chạy đến dỗ con, cũng không nên bỏ lơ cho bé khóc một mình.

Ngoài ra, điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi của con. Trẻ sơ sinh yếu ớt và phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ; trong khoảng 3 tháng đầu đời, bạn không thể làm hư con khi đáp lại tiếng khóc của bé. Thậm chí, có thể nói bạn là người duy nhất giúp bé vượt qua sự chuyển tiếp từ thế giới trong tử cung của người mẹ ra thế giới bên ngoài, nên hãy ở bên con. Còn khi được 3 hoặc 4 tháng, bé đã ít nhiều thích nghi với cuộc sống, không phải bám víu mẹ từng giây từng phút một, bạn nên tìm cách giúp con biết cách tự nằm tiêu khiển một mình.

Và đến một lúc nào đó, bạn sẽ dễ dàng nhận ra được nguyên nhân đằng sau mỗi tiếng khóc của con để có cách phản ứng phù hợp - đói bụng khóc kiểu này, tã ướt khóc kiểu kia, buồn chán thì lại có kiểu khác nữa…
 



(Ảnh: GettyImages)


Khoảng từ 6 tháng trở lên, bé bắt đầu biết giở trò, thỉnh thoảng khóc ré lên chỉ để khiến mọi người chú ý, để được bế đi chơi. Vì vậy, phải “cảnh giác” với tiếng khóc của bé lúc này. Nếu như trước đây con khóc là để được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản thì tiếng khóc của đứa trẻ 8 tháng có thể xuất phát từ những nguyên nhân phức tạp hơn nhiều. Thậm chí bé còn có thể cho rằng la vài tiếng, nhỏ vài giọt "nước mắt cá sấu" thì sẽ được cưng hơn; và nếu bạn tích cực hưởng ứng theo kiếu khóc này của con thì đúng là bạn đang làm hư bé đấy.

Trong những trường hợp như vậy, thay vì bế con lên, bạn chỉ nên đứng bên cạnh cũi của bé và lên tiếng trấn an, vỗ về. Từ lúc này, bạn nên tập cho con tự lập, hãy tạo cho bé cơ hội để nằm chơi một mình.

(Nguồn: http://www.webtretho.com/)

Chia sẻ: