HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

090 333 1985
09 87 87 0217 

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"

ĐĂNG KÝ DẠY
Tại đây
ĐĂNG KÝ HỌC
Tại đây

Làm cha mẹ

Thứ 7, 17/10/2015 | 13:9 GMT+7

Làm gì khi bé chửi thề và nói bậy?

Sao lại có chuyện “kinh khủng” này?

Con bạn đã thu nhặt được những kỹ năng mới cũng như khả năng học hỏi và bắt chước tốt hơn. Có thể lần đầu tiên chửi thề của bé là kết quả của một sự bắt chước trực tiếp. Có thể bé đã nghe được từ bạn từ một tình huống xấu nào đó, và không ngớt lặp lại một cách thích thú. Cách tốt nhất để đối phó là bỏ qua cho đến khi bé hết hứng thú thì thôi. Nhưng nếu bé cứ nhắc tới và áp dụng từ này vào các tình huống khác, bạn cần thừa nhận với bé rằng bạn không nên nói những từ xấu như thế này, bé không nên bắt chước và đánh lạc hướng bằng một bài hát hoặc câu chuyện.

Cũng có thể bé đã chửi thề và nói bậy chỉ vì bé muốn khoe những gì mình đã tiếp thu được với tất cả mọi người. Có lẽ bạn của bé ở trường mầm non vừa “học” được một số từ mới và chia sẻ chúng cho con bạn, hoặc cũng có thể bé vô tình xem một chương trình truyền hình hay một bộ phim có những lời thoại nhạy cảm.
 


Giờ phải làm sao?

Giữ mặt lạnh. Lần đầu tiên nghe bé nói bậy, bạn cần kiềm chế sự bất ngờ có thể khiến bạn cười thành tiếng, bé sẽ ngay lập tức hiểu rằng đó là sự khuyến khích và sẽ tăng cường lặp lại. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể nhận ra rằng, với bé, làm cho người lớn cười, hay giận dữ, hoặc buồn bã khiến cho bé cảm thấy mình có sức mạnh. Vì vậy, khi bé thí nghiệm nói bậy lần đầu tiên, hãy nhớ rằng: không hưởng ứng là phản ứng tốt nhất.

Thiết lập giới hạn. Nếu bé phạm một lỗi nghiêm trọng hoặc lặp lại đến lần thứ 2, bé cần được chỉnh đốn ngay. Điều quan trọng là bạn phải làm điều này một cách thật sự bình tĩnh mà không bị kích động hay giận dữ. Nếu đó là một từ vô nghĩa, bạn giải thích cho bé hiểu rằng, mẹ không hiểu những gì bé nói chỉ vì nó không có nghĩa. 

Những trường hợp khác, đơn giản là bạn đưa ra cho bé giới hạn. Đó không phải là một từ mà con được phép nói ở trong nhà hay nói với bất kỳ người nào khác.

Thay thế bằng từ khác (nhưng phải là từ trong sáng). Nếu bé chỉ cố gắng thử một từ mới, bạn rất có thể thuyết phục bé thay thế một từ khác thú vị hoặc có vần điệu. Nếu bé đang bày tỏ sự giận dữ hay thất vọng thì bé sẽ nói lớn tiếng từ được thay thế này. Một số gia đình tạo nên những cụm từ riêng của mình một cách vui nhộn và dễ thương dành cho những trường hợp này.

Nhưng nếu bé không vâng lời sau 1 – 2 lần cảnh cáo, bạn cần áp dụng kỷ luật với bé. Giữ bình tĩnh và xử lý nhanh chóng, nhất quán: “Con bị phạt vì đã nói từ này”. Khoảng thời gian phạt ở tuổi này chỉ nên rất ngắn và có thể phạt bé ở vài nơi: phòng của bà, một cái ghế nhàm chán ở đâu đó…

Nếu bé chửi thề để cố đạt được mục đích nào đó, đừng thỏa mãn nó. Nếu bé la lối nói bậy vì bé đang đòi một cái gì đó, hãy chắc chắn là bé không được nhận bất cứ thứ gì. Hoàn toàn không tốt khi bạn nói là “Đó là một từ không tốt nhưng đây là que kem của con!”.

Dạy bé biết tôn trọng. Bạn không nên cho bé bất cứ biệt đãi nào để bé nghĩ rằng mình có thể thoải mái xúc phạm những đứa trẻ khác. Giải thích cho bé biết về cảm xúc và sự tổn thương, và rằng, làm tổn thương bạn khác là điều không được cho phép. Bé vẫn có thể học cách đồng cảm như thế nào, và không cần phải nghĩ về người khác trước mình, nhưng bé cần biết tôn trọng người khác, dù lời nói, hành động của mình có chủ đích hay không.

Cẩn trọng với phát ngôn của bạn. Đương nhiên là có những quy tắc khác nhau về hành xử giữa người lớn và trẻ con. Tuy nhiên, nếu như phải nghe những từ bậy quá nhiều từ những cuộc trò chuyện hằng ngày, bé sẽ khó lòng bị thuyết phục rằng có một số từ là không thể chấp nhận được. Bé cũng sẽ tự hỏi, tại sao luật chỉ áp dụng cho bé mà lại không dành cho bạn? Hãy suy nghĩ về con của bạn: Bé giống như một miếng bọt biển, thấm những gì bé nghe và nhìn thấy được xung quanh rồi chia sẻ những gì đã học được với người khác, cả cái tốt và xấu.

(Nguồn: http://www.webtretho.com/)

Chia sẻ: