HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

090 333 1985
09 87 87 0217 

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"

ĐĂNG KÝ DẠY
Tại đây
ĐĂNG KÝ HỌC
Tại đây

Làm cha mẹ

Thứ 7, 17/10/2015 | 13:7 GMT+7

Bé hay cắn móng tay, phải làm sao đây?

Tại sao bé cắn móng tay?

Bé cắn móng tay có thể do nhiều lý do: tò mò, nhàm chán, muốn bớt căng thẳng, là thói quen hay bắt chước ai đó. Cắn móng tay là biểu hiện phổ biến nhất của “thói quen lo lắng” gồm có: mút tay cái, ngoáy mũi, xoắn hoặc giật tóc, nghiến răng. Đây cũng là một trong những hành vi có thể theo bé đến khi trưởng thành.

Quá trình lớn lên có thể làm bé lo lắng, và đôi lúc bé cảm nhận được những áp lực vô hình từ phía ba mẹ nữa. Do đó, nếu bé chỉ cắn móng tay vừa phải (không làm tổn thương bản thân) và vô thức (cắn khi xem ti vi chẳng hạn) hoặc bé chỉ cắn để đối phó với sự căng thẳng, lo lắng trong các tình huống cụ thể thì bạn không có gì phải lo lắng.

Thông thường, bé sẽ tự bỏ việc cắn móng tay một cách tự nhiên. Nhưng nếu bé vẫn cứ giữ thói quen không tốt này, có vài cách đơn giản để giúp bé.
 


Phải làm gì khi bé cắn móng tay?

Giải quyết nỗi lo lắng của bé. Phản ứng đầu tiên của ba mẹ khi thấy bé lo lắng là cố gắng ngăn chặn những hành vi tiêu cực có liên quan. Nhưng quan trọng hơn hết, bạn cần đối phó với những nguyên nhân sâu xa của các hành vi đó, và suy nghĩ về việc bé cũng có những nỗi lo lắng trong cuộc sống cần được giải quyết.

Nếu bạn nhận ra thời gian gần đây có những điều gì đó xảy ra làm cho bé lo lắng (sự cãi vã trong gia đình, một buổi biểu diễn sắp tới…), hãy nỗ lực để bé chia sẻ về những điều đó và những nỗi lo lắng của mình. Cá biệt có trường hợp bé cắn móng tay không vì lý do nào xác đáng cả (như là bé cắn móng tay để mài sắc răng của mình), bạn có thể dặn bé hãy nói với bạn khi bé cảm thấy buồn chán hoặc lo lắng.

Đừng cằn nhằn hay trừng phạt. Trừ khi bé thật sự muốn ngưng cắn móng tay, còn không bạn sẽ không làm được gì cả. Giống như thói quen thần kinh khác, cắn móng tay là vô ý thức. Nếu như bé thậm chí còn không biết mình đang cắn móng tay, la mắng hay trừng phạt bé đều vô dụng. Chính người lớn cũng phải trải qua khoảng thời gian đấu tranh khủng khiếp mới có thể vượt qua những thói quen giống như vậy.

Nếu việc bé cắn móng tay thật sự làm bạn khó chịu, hãy thiết lập giới hạn cho bé. “Con không được cắn móng tay trong khi ăn” là một quy định hợp lý, tương tự như “Con không được cho con cún ăn trong cái đĩa của mình”.
Điều quan trọng là bạn cần bình tĩnh và tránh để bị kích động đến nỗi la lối om sòm, khiến việc này trở thành một vấn đề nghiêm trọng, dai dẳng và mệt mỏi cho cả hai.

Nói chung, miễn là bé không tự làm tổn thương mình và mọi việc không quá căng thẳng, cách tốt nhất cho bạn là giúp bé cắt móng tay gọn gàng, nhắc nhở bé rửa tay đúng cách, thường xuyên và chuyển hướng sự chú ý của bạn sang những vấn đề khác. Nếu bạn gây áp lực bắt bé phải ngừng lại, bạn sẽ chỉ làm tăng thêm căng thẳng và khiến bé cắn móng tay nhiều hơn.

Hơn nữa bất kỳ sự can thiệp nào của bạn về việc cắn móng tay của bé cũng sẽ khiến bé xem như đó là sự trừng phạt, dù bạn thật sự có ý đó hay không. Đối phó với ít phiền phức hơn, bé sẽ sớm sẵn sàng cho sự thay đổi hơn, và lúc đó, bé cũng sẽ cảm thấy thoải mái khi đề nghị bạn giúp đỡ.

Giúp đỡ khi bé muốn ngừng lại. Nếu bạn bè trêu chọc bé về việc này, và bé muốn ngừng lại thì bé sẽ cần đến sự giúp đỡ của bạn đấy.

Đầu tiên, hãy nói chuyện với bé về những lời trêu chọc và khuyến khích bé diễn tả cảm xúc của mình cho bạn biết. Trấn an bé và nói rằng việc cắn móng tay chả có gì là nghiêm trọng cả. Sau đó sẽ nói về các giải pháp có thể.

Nói về cách thay đổi một thói quen không tốt, thảo luận với bé về điều này để bé hiểu rõ hơn về việc cắn móng tay. Lên kế hoạch bỏ cắn móng tay cho bé có sự tham gia của bạn. Vai trò của bạn sẽ là người nhắc nhở hoặc khuyến khích bé, và nên có sự đồng thuận của bé về vai trò này (vì bé càng lớn sẽ càng ít thích sự can thiệp của bố mẹ).

Giúp bé nhận thức được thói quen. Khuyến khích bé ý thức hơn về việc bé hay cắn móng tay ở đâu, khi nào. Nhắc nhở một cách tế nhị và nhẹ nhàng những khi đó, bằng một cái chạm nhẹ, hay một mật mã riêng nào đó của hai mẹ con.

Có thể một lớp băng dính hay sơn móng cũng là thách thức để bé e dè hơn mỗi khi muốn đưa móng tay lên miệng cắn. Nếu muốn bôi một chất gì lên móng tay để kết thúc việc cắn, phải kiểm tra kỹ nhãn sản phẩm có an toàn khi đưa lên miệng hay không, đặc biệt cẩn thận với ớt vì bé có thể bôi lên mắt.

Các cô bé cũng sẽ cực kỳ hứng thú với việc làm đẹp cho bộ móng và đây cũng là lý do để bé không cắn móng tay được.

Cho bé những hoạt động thay thế khác, như là chơi trò chơi, hoặc một thử thách nhỏ để bé quên đi việc cắn móng tay. Ví dụ, vừa đọc vừa giữ thăng bằng. Luyện tập các thói quen này một vài phút trước khi bé đi ngủ hoặc đi học.

Hãy chắc chắn là bé có nhiều cơ hội ra ngoài để chạy nhảy và vui chơi để giải tỏa căng thẳng và lo lắng. Những môn thủ công mỹ nghệ sẽ giữ cho bàn tay bé bận rộn và thư giãn cùng lúc, một số bé khác thì chơi một nhạc cụ nào đó sẽ hữu hiệu.

Hãy thử, và thử lại lần nữa. Giải thích cho bé hiểu rằng những người khác nhau sẽ phản ứng với những phương pháp khác nhau, và khuyến khích bé thử một loạt các giải pháp nếu những biện pháp đầu tiên không hiệu quả.
Cuối cùng, nhắc nhở bé, và chính bản thân bạn rằng, đây là một thói quen rất khó bỏ và bạn đang ở cùng chiến tuyến với bé. Hãy thư giãn, và chắc chắn rằng, bé nhận được nhiều tình cảm và sự quan tâm cho dù có thành công hay không trong việc bỏ thói quen cắn móng tay này.

Trong trường hợp hiếm hoi, cắn móng tay quá mức có thể là báo hiệu sự lo lắng quá mức. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bé cắn khiến ngón tay bị đau hoặc chảy máu, nếu bé cũng đang có những hành vi đáng lo khác (nhéo da hoặc kéo lông mi), hoặc nếu bé ngủ không ngon giấc.

Ngoài ra, nếu bé đột ngột có thói quen cắn móng tay và tình trạng ngày càng tệ hơn, cũng hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ

(Nguồn: http://www.webtretho.com/).

Chia sẻ: