HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"
Làm cha mẹ
Thứ 7, 17/10/2015 | 13:6 GMT+7
Xử trí khi bé hay đập đầu
Tại sao bé cứ cố đập đầu?
Thật ngạc nhiên khi biết rằng, hành vi đập đầu ở trẻ em khá phổ biến, đến 20% trẻ sơ sinh và mới biết đi thường hay đập đầu, và tỉ lệ này ở bé trai gấp ba lần bé gái. Đập đầu thường bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, và lên đến đỉnh điểm trong khoảng 18 đến 24 tháng tuổi. Thói quen đập đầu có thể kéo dài trong vài tháng, thậm chí nhiều năm, dù hầu như các bé đều “tạm biệt” hành vi này khi được 3 tuổi.
Lý do bé đập đầu?
Thư giãn. Tương tự như nghe nhạc, bé đập đầu để cảm thấy thư giãn. Bé đập đầu nhịp nhàng khi buồn ngủ, lúc tỉnh giấc giữa đêm, thậm chí là trong cả lúc ngủ. Các chuyên gia tin rằng, các chuyển động nhịp nhàng giống như đang ngồi trên một chiếc ghế xích đu có thể giúp bé xoa dịu chính mình và cảm thấy thư giãn.
Giảm đau. Bé có thể đập đầu khi đang cảm thấy đau đớn ( do mọc răng hoặc bị nhiễm trùng tai chẳng hạn). Đập đầu sẽ giúp bé đánh lạc hướng cơn đau ở tai hoặc trong miệng, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Thất vọng. Nếu bé bị ngã trong cơn giận dữ, bé sẽ muốn giải tỏa cảm xúc. Thế nhưng bé chưa học được cách bày tỏ đầy đủ cảm xúc bằng lời nói, do đó bé chọn cách đập đầu. Và một lần nữa, bé có thể tự an ủi mình trong sự kiện khá căng thẳng này.
Muốn được chú ý. Liên tục đập đầu cũng là một cách gây chú ý để bé nhận được sự quan tâm của ba mẹ. Có thể hiểu là bạn sẽ ân cần hơn khi thấy bé làm điều gì đó có khuynh hướng tổn thương bản thân.
Gặp vấn đề về sự phát triển. Đập đầu có thể liên quan đến tự kỷ và rối loạn phát triển, nhưng trong nhiều trường hợp, nó chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Hiếm khi nào đập đầu báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng.

Bạn có thể làm gì?
Chú ý đến bé – nhưng không phải khi bé đập đầu. Hãy chắc chắn rằng, bé luôn nhận được sự quan tâm tích cực từ bạn khi không đập đầu. Nếu bé vẫn ngã đập đầu để thu hút sự chú ý của bạn, đừng làm quá nó lên. Thậm chí nếu bạn không thể chấp nhận điều này, đừng trách mắng hay trừng phạt bé vì điều đó. Bé còn quá nhỏ để hiểu hết vấn đề, và sự chối bỏ của bạn sẽ làm cho vấn đề càng tồi tệ hơn.
Bảo vệ bé khỏi tổn thương. Kiểm tra tất cả các đinh vít, bu lông trên cũi của bé để đảm bảo chúng vẫn an toàn, không có cái nào bị sút ra. Bạn cũng có thể đặt bánh cao su vào chân giường/cũi, treo chăn mềm lên tường để làm giảm tiếng ồn và tránh hư hại của ngôi nhà.
Không nên đặt gối và chăn trong cũi để bé không bị đau khi đập đầu, vì bọn chúng gây các nguy cơ bị nghẹt thở cho bé. Nếu bạn muốn sử dụng những vật cản trong cũi để giúp bé không bị đau thì phải đảm bảo rằng nó mỏng, chắc chắn và gắn liền với hàng chắn cũi một cách an toàn, như vậy bé mới không thể chui đầu vào giữa vật cản và những thanh rào chắn.
Cố gắng không lo lắng. Có thể bé bị một hai vết bầm tím, nhưng đừng lo lắng – vì đập đầu là một hành vi tự điều tiết. Nghĩa là bé sẽ không bao giờ đập đầu quá mạnh đến nỗi làm tự tổn thương bản thân mình, bé biết ngưỡng đau của mình ở đâu, và nếu bị đau, bé sẽ tự điều chỉnh lại.
Nuôi dưỡng tình yêu với nhịp điệu của bé theo cách khác. Bé rõ ràng có hứng thú với nhịp điệu, và bạn có thể giúp bé biết thêm những lựa chọn khác để nuôi dưỡng tình yêu với nhịp điệu. Đó có thể là nhảy múa, diễu hành, đánh trống hay chỉ đơn giản là vỗ tay với nhau. Bạn cũng có thể bật nhạc với một nhịp điệu ổn định trong phòng và để bé thoải mái với chúng. Hãy chắc rằng, bé sẽ được vận động đủ nhiều trong ngày để đốt cháy số năng lượng và thần kinh dùng vào việc đập đầu.
Bắt đầu đi ngủ một cách nhẹ nhàng. Nếu bé đập đầu như là cách kết thúc một ngày bận rộn, hãy cố gắng tạo cho bé thói quen thư giãn trước khi đi ngủ. Tắm nước ấm, được bạn ôm vào lòng, một câu chuyện nhẹ nhàng hoặc một bài hát du dương sẽ khá hữu hiệu. Bạn cũng có thể dành vài phút trước khi ngủ để xoa lưng hoặc vuốt ve trán bé. Nhạc êm dịu được mở khe khẽ cũng rất phù hợp.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu hành vi của bé trở nên đáng lo ngại. Nếu bé bị ngã đập đầu nhiều lần trong ngày hoặc liên tục đập đầu của mình, bạn đã có lý do để lo lắng. Mặc dù không phổ biến, đập đầu có thể liên quan đến chứng tự kỷ và rối loạn phát triển, mà đôi khi trở nên rõ ràng hơn vào những năm bé đi mẫu giáo.
Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường không có mối liên hệ tốt với mọi người. Nếu bạn nhận thấy bé đang mất dần các khả năng thể chất, ngôn ngữ hay các kỹ năng khác đã đạt được, hoặc bé liên tục không đạt được các mốc phát triển cơ bản, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
(Nguồn: http://www.webtretho.com/)
Tin khác
- Tuyển giáo viên dạy toán giáo trình tiếng Anh
- 6 loại trái cây giàu canxi cho trẻ
- Lỗi khiến con nạp nhiều canxi vẫn lùn
- 5 ‘tật xấu’ của cha mẹ Việt khi dạy con làm hư trẻ
- Xử lí trẻ bướng bỉnh, hay nghịch phá thế nào để con tâm phục khẩu phục?
- Khen con thời công nghệ
- 59 kỹ năng sống cha mẹ Anh thường dạy con
- Nhìn biểu hiện, đoán trúng ý bé sơ sinh
- Những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ