HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"
Làm cha mẹ
Thứ 7, 17/10/2015 | 12:56 GMT+7
Ưu điểm và nhược điểm khi giao cho người thân trông trẻ
Sau 6 tháng nghỉ thai sản, các bà mẹ dù rất đau lòng nhưng cũng phải rời xa bé cưng của mình đểtrở lại công việc. Lúc này, việc gửi tìm người trông chừng bé hay đưa bé đi nhà trẻ là một vấn đềkhiến rất nhiều mẹ lo lắng và băn khoăn.
Nhiều gia đình rất may mắn có ông bà nội ngoại hoặc người thân trong nhà giúp trông bé. Đây là một giải pháp vừa tiết kiệm, vừa an toàn, nhưng cũng có không ít những khó khăn, bất lợi mà bố mẹ bé phải đối mặt.
Ưu điểm
Một trong những ưu điểm lớn nhất khi bạn giao bé cho những người trong gia đình chăm sóc đó là bạn có thể tin tưởng và yên tâm vì dù gì đó cũng là những người thân thiết, họ hàng trong gia đình mình. Không chỉ là vấn đề cho ăn hay thay tã nữa, mà bạn biết rằng gửi bé cho ông bà, bố mẹ hay những họ hàng, bé còn được thương yêu và quan tâm nhiều hơn nữa.
Một trong những lí do khiến bố mẹ lo lắng khi gửi bé ở ngoài đó là họ sẽ phải giao phó bé những “người lạ” trông coi và chăm sóc cả ngày trời, từ đó bé có thể sẽ học hỏi hay ảnh hưởng những tính cách từ người trông trẻ, mà có thể những điều đó không phù hợp với những gì bố mẹ dạy dỗ bé khi ở nhà.
Bên cạnh đó, khi gửi bé cho những người thân, bé sẽ được thoải mái hơn khi ở nhà và bạn có thể yên tâm rằng bé sẽ được nuôi dưỡng trong môi trường thân thuộc và đầy đủ nhất với bé.
Một yếu tố nữa khiến cho việc gửi trẻ cho người nhà chăm sóc rất lí tưởng là vì con bạn sẽ hoàn toàn nhận được sự quan tâm trực tiếp và duy nhất, không như ở nhà trẻ và các cơ sở giữ trẻ khác, mỗi cô có khi phải trông đến 10 bé là chuyện bình thường. Do môi trường ít tiếp xúc với những đứa trẻ khác, bé sẽ ít bị bệnh hơn, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng tai.
Giá thành rẻ, thậm chí là miễn phí là một lợi thế rõ ràng. Tuy rằng với một số người nhờ bà con trông bé giúp sẽ có một khoản chi phí xem như là tiền công, tiền trợ cấp, nhưng nó vẫn còn rẻ hơn rất nhiều so với gửi trẻ bên ngoài hoặc thuê hẳn một vú em. Chưa kể đến việc gửi cho ông bà, bố mẹ hay người thân sống trong cùng một nhà chăm sóc, bạn có thể chẳng phải mất một tí tiền nào mà lại còn được yên tâm hơn rất nhiều.

Ảnh: Internet
Và những bất cập
Thật không may, một trong những điểm mạnh khi nhờ người thân trông trẻ cũng lại là điểm yếu. Khi có mối quan hệ thân thiết, ruột rà với người trông trẻ, bạn sẽ rất khó để thiết lập kỉ luật và những ranh giới như khi bạn đi thuê người khác.
Một số người thân, đặc biệt là những người lớn tuổi hơn như bố mẹ, ông bà, các cô bác… có thể sẽ có những suy nghĩ về cách nuôi dạy con cái hoàn toàn khác với thế hệ của bạn bây giờ. Họ sẽ phớt lờ đi những hướng dẫn hay yêu cầu của bạn mà tự ý làm theo ý họ vì họ nghĩ rằng kinh nghiệm của mình nhiều hơn, đúng đắn hơn. Nếu như bạn phản ứng lại hay thể hiện chính kiến của mình, sẽ gây ra nhiều bối rối cho đứa bé cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ thân thiết của bạn. Do đó, để tránh xảy ra những xung đột, hãy chắc rằng bạn sẽ đưa ra những luật lệ cơ bản trong phương pháp chăm sóc bé, cũng như những cách để hai bên có thể giao tiếp, hiểu nhau hơn.
Sự căng thẳng có thể xuất phát từ vấn đề tiền nong. Bạn đề nghị trả tiền cho người họ hàng vì bạn sợ người ta xem mình là lợi dụng. Tuy nhiên người ấy lại khước từ lời đề nghị của bạn, trong khi thật tâm họ lại muốn được trả công xứng đáng và kết quả là bạn sẽ phải bối rối vì làm thế nào cũng không được vừa ý, lại mang tiếng là ki bo, lợi dụng. Chính vì thế như đã nói lúc đầu, bạn phải đưa ra những đề nghị, và luật lệ ngay từ đầu cho rõ ràng.
Một trong những điều gây khó chiu nữa khi nhờ người thân trông con giúp, là cho dù bạn có trả tiền cho họ hay không, bạn cũng sẽ luôn cảm thấy biết ơn họ một cách sâu sắc, khiến cho bạn mang tâm lí cả nể, không dám nói hay lên tiếng khi có sự bất đồng xảy ra trong việc nuôi dạy bé.
Những người thân lớn tuổi, như dì, ông bà, hay bố mẹ do sức khỏe không còn tốt như xưa cũng là một bất lợi. Chăm sóc một đứa bé còn ẵm ngửa thì không sao, với những đứa trẻ trong tuổi tập đi, tập chạy hiếu động thì quả là một việc có thể quá sức với họ đấy. Do đó thường vào giai đoạn bé 2-4 tuổi, bạn nên bắt đầu cho bé đi nhà trẻ, nếu như người nhà không còn đủ sức chăm sóc, và cũng là để bé có nhiều điều kiện hơn để giao tiếp, chơi đùa và phát triển cùng những đứa trẻ đồng trang lứa khác.
Cuối cùng, không giống như nhà trẻ hay những cơ sở giữ trẻ, việc trông nom trẻ ở nhà không được quản lí bởi một cơ quan nhà nước hay pháp luật nào cả. Điều này có nghĩa là bạn phải thật sự tin tưởng được người trông trẻ này và bằng sự quan sát tỉ mỉ cũng như linh cảm của một người mẹ, bạn phải chắc rằng con của mình đang được nuôi dưỡng trong một môi trường thật an toàn, sạch sẽ và ấm áp.
(Nguồn: http://www.webtretho.com/)
Tin khác
- Tuyển giáo viên dạy toán giáo trình tiếng Anh
- 6 loại trái cây giàu canxi cho trẻ
- Lỗi khiến con nạp nhiều canxi vẫn lùn
- 5 ‘tật xấu’ của cha mẹ Việt khi dạy con làm hư trẻ
- Xử lí trẻ bướng bỉnh, hay nghịch phá thế nào để con tâm phục khẩu phục?
- Khen con thời công nghệ
- 59 kỹ năng sống cha mẹ Anh thường dạy con
- Nhìn biểu hiện, đoán trúng ý bé sơ sinh
- Những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ