HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

090 333 1985
09 87 87 0217 

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"

ĐĂNG KÝ DẠY
Tại đây
ĐĂNG KÝ HỌC
Tại đây

Làm cha mẹ

Thứ 7, 17/10/2015 | 12:10 GMT+7

Bí quyết để giúp mẹ vệ sinh vùng kín cho con trai

Có rất nhiều mẹ có con trai nhưng không biết (hoặc nhầm lẫn) giữa khái niệm bao quy đầu hẹp - bán hẹp và bình thường; từ đó chẳng biết cách vệ sinh vùng kín cho con, để vùng kín của con đóng cặn bẩn, sưng tấy thậm chí có mủ hoặc mang con đi nong bao quy đầu dù không cần thiết. Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ là cách mẹ giúp con tiểu thoải mái, hạn chế bệnh và có “vốn liếng” xinh đẹp sau này.

 
Thế nào là bao quy đầu bình thường?

Bao quy đầu gồm hai lớp: lớp da ở bên ngoài và lớp niêm mạc ở bên trong. Từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ, bao quy đầu và đầu dương vật của bé phát triển dính chặt với nhau. Theo thời gian, mặt trong của bao quy đầu và lớp da của đầu dương vật bắt đầu tách rời nhau nhờ hiện tượng bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp (hay còn gọi là cặn/bựa sinh dục). Quá trình bong tế bào da diễn ra trong suốt cuộc đời, đặc biệt mạnh mẽ ở giai đoạn 0-5 tuổi, giúp bao quy đầu tách khỏi quy đầu; và cặn bị kẹt dưới bao quy đầu đôi khi đóng vai trò như chất ma sát giữa bao quy đầu và dương vật.

Thông thường, bao quy đầu của bé trai sẽ có kích thước đủ rộng để có thể bài tiết nước tiểu ra ngoài; nhưng chính vì kích thước “vừa đủ” nên trong trường hợp bị cặn sinh dục lưu trú lại, đóng cặn bên trong, việc tiểu tiện của con cũng gặp khó khăn. Do đó việc vệ sinh cho con trai là điều quan trọng mà mọi bà mẹ có con trai đều phải lưu ý.

Mẹ cũng đừng vội vàng tìm cách vuốt ngược bao quy đầu của con vì trong hầu hết các trường hợp ở trẻ nhỏ, bao quy đầu chưa tự tách được. Dưới ba tuổi, bao quy đầu của con không tự động tuột lên được. Một số bé sẽ chỉ có thể tuột bao quy đầu khi đến tuổi trưởng thành. Do đó, những cố gắng lộn bao quy đầu là đi ngược lại quy luật tự nhiên và có thể khiến bé bị đau đớn, chảy máu và hình thành sẹo.
 



 


Điều mẹ cần làm lúc này là gì: đó là mỗi lần tắm con, mẹ để ý vạch ra xem có chướng ngại vật ở trong hay không để rửa ráy cho con là được. Sẽ chỉ nguy hiểm khi cặn đóng quá nhiều làm bé khó tiểu (đi tiểu lệch, rát, đau), nước tiểu ra không hết cộng với chất cặn đọng lại bên trong lâu dần thành những cục to, gây viêm nhiễm vùng kín của con. Hẹp bao quy đầu còn là một trong những nguyên nhân gây ung thư dương vật.
 



 

Chăm sóc “cậu nhỏ” cho con đúng cách
Vệ sinh bao quy đầu: Đơn giản là mẹ hãy tắm rửa thường xuyên cho bé, chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa sạch sẽ bên ngoài chỗ kín cho con là được, chúng không đòi hỏi một chăm sóc đặc biệt nào cả. Nghiêm cấm cách rửa đầu dương vật của con bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn.

- Đừng cố gắng lộn bao quy đầu cho con: Mặc dù rất nhiều bé trai có thể thành công trong việc lộn bao quy đầu khi lên 5 tuổi, nhưng nếu con bạn phải chờ lâu hơn thì mẹ cũng đừng sốt ruột; bởi vì con bạn có thể là một ca chỉ có thể lộn bao quy đầu hoàn toàn khi tới tuổi trưởng thành.

- Khi con bạn đã có thể tụt bao quy đầu: Hãy dạy con vệ sinh bao quy đầu bằng cách thỉnh thoảng lộn bao và rửa ráy phía dưới rồi lau khô là đủ.

- Khi con còn nhỏ, chưa tụt bao quy đầu và còn đóng bỉm: Mẹ hãy thay tã thường xuyên cho con để không gây kích ứng da do nước tiểu hoặc phân. Mỗi khi con đi vệ sinh, hãy rửa ráy bên ngoài giống như các bộ phận khác của cơ thể để vùng kín của con sạch sẽ khô thoáng và không khai-hôi.

Sự chăm sóc chu đáo của mẹ sẽ giúp con trở thành chàng trai khỏe mạnh, sạch sẽ, biết yêu và bảo vệ cơ thể mình.

(Nguồn: http://www.webtretho.com/)

Chia sẻ: