HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

090 333 1985
09 87 87 0217 

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"

ĐĂNG KÝ DẠY
Tại đây
ĐĂNG KÝ HỌC
Tại đây

Làm cha mẹ

Thứ 7, 17/10/2015 | 12:9 GMT+7

Một số bệnh về vùng kín của bé trai mà mẹ cần biết

Nếu có con trai, mẹ nhất định phải tìm hiểu về những chuyện này để có thể chăm sóc vùng kín và xử lý các tình huống liên quan đến "tương lai" của con một cách chính xác và sớm sủa...

Hẹp bao quy đầu: Có tới gần 80% số bé trai bị tật này, tùy mức độ hẹp nhiều hay ít. Mẹ có thể phát hiện bằng cách vạch da quy đầu của bé xem lỗ có hẹp không hoặc quan sát lúc đi tiểu xem tia nước ra sao (nếu tia nước nhỏ như cái kim, bé khó tè, thậm chí da phần quy đầu phồng lên do nước và chất cặn bã tích lại thì chắc chắn bé bị bệnh này).

Mẹ có thể khắc phục chứng hẹp bao quy đầu của con bằng cách dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống mỗi lần tắm cho con, cứ thế mỗi lần một chút có thể khiến bao quy đầu rộng dần và trở về bình thường. Tuy nhiên không nên kéo phần da quy đầu quá mạnh, làm bé bị đau, và có thể dẫn đến biến chứng thắt nghẽn da phần này. Sau 3 tuổi, nếu tình trạng da quy đầu của con vẫn hẹp, mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám và làm thủ thuật cắt da quy đầu nếu cần.

Ẩn tinh hoàn (tinh hoàn lạc chỗ): Đây là bệnh thường gặp ở các bé trai, khi một hoặc hai bên tinh hoàn không nằm đúng chỗ mà lại ẩn ở vùng bẹn hoặc phức tạp hơn là chui vào ổ bụng. Bố mẹ có thể kiểm tra bằng cách sờ bìu của con, nếu không thấy tinh hoàn thì có thể bé đã bị ẩn tinh hoàn. Trước 1 tuổi, tinh hoàn có thể tự đi xuống vị trí của nó; sau thời gian này nếu tình hình vẫn chưa được cải thiện thì bố mẹ nên đưa đi khám, can thiệp bằng phẫu thuật để tránh cho con khỏi nguy cơ ung thư.




Ứ nước màng tinh hoàn. Dù là bệnh lành tính và khá phổ biến ở các bé trai, bố mẹ có thể phát hiện qua quan sát nếu thấy một hoặc cả hai bên bìu của trẻ to, nắn vào thấy một khối căng toàn nước. Sau 12 tháng mà tình trạng này vẫn tiếp diễn thì nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa khám và xử lý bằng phẫu thuật.

Thoát vị bẹn. Sau chứng hẹp bao quy đầu, thì thoát vị bẹn là một bệnh thường gặp ở các bé trai nhất. Bố mẹ hoàn toàn có thể phát hiện bệnh thoát vị bẹn ở con trai mình khi thấy khối phồng ở vùng bẹn (hoặc bìu) của bé thường xuất hiện khi bé quấy khóc hoặc chạy nhảy, nó không cố định mà có thể di chuyển lên xuống, chỉ khi trẻ nằm mới xẹp lại. Nếu bố mẹ thấy con đau, khóc nhiều thì nên đưa con đi bệnh viện thăm khám, xử lý. Nếu bé vẫn sinh hoạt bình thường thì bố mẹ có thể theo dõi đến khi con 4-5 tuổi xem khối thoát vị có còn không; nếu còn thì nên đưa đi khám chuyên khoa để được phẫu thuật.

Lỗ tiểu lệch (thấp). Đây là một dị tật bẩm sinh ít gặp sẽ khiến các bé trai không tiểu tiện được bình thường mà có khi phải tiểu ngồi như bé gái. Bố mẹ lưu ý là nếu con không may bị bệnh này thì nên cho con chữa sớm khi trẻ 5-6 tuổi. Nếu trẻ lớn hơn 10 tuổi sẽ khó phẫu thuật hơn vì lúc này bé thường có phản xạ cương cứng nên vết thương khó lành.

(Nguồn: http://www.webtretho.com/)

Chia sẻ: