HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"
Làm cha mẹ
Thứ 7, 17/10/2015 | 11:47 GMT+7
10 cách để giúp cho con bớt nhút nhát
Để con tự tin, có niềm tin vào bản thân và luôn dũng cảm đối mặt với thử thách… cha mẹ hãy bắt đầu với 10 bài học giúp con đỡ nhút nhát dưới đây:
Cha mẹ chính là người đầu tiên gần gũi và quen thuộc với con, là người ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm của con một cách nghiêm túc. Hãy yêu con đúng cách: cho con sự ấm áp, an toàn nhưng đừng bảo bọc.
1. Biết những gì trẻ thích và có năng khiếu
Con bạn có thể thích thể thao, âm nhạc, nấu ăn, vẽ, hay bất cứ lĩnh vực nào khác; hãy quan sát và chú ý tới hành vi – thói quen – sở thích của bé để hỗ trợ hoặc đầu tư kịp thời. Hãy sát cánh bên con, cổ vũ và khuyến khích con thể hiện niềm đam mê. Khi bé được cổ động, bé sẽ thấy mình cũng không phải dạng vừa đâu, từ đó tự tin về bản thân hơn.
2. Khuyến khích con kết giao bạn bè
Nếu con có nhiều bạn và tham gia vào các hoạt động vui chơi học hành với bạn bè đồng trang lứa ở trường lớp, con sẽ có được nhiều cơ hội thích ứng với những kiểu người khác nhau, những tính cách khác nhau. Từ đó con trở nên dạn dĩ hơn, không sợ hãi khi phải bắt đầu một mối quan hệ, hoặc không quá thụ động khi phải làm quen với một môi trường mới.
3. Tôn trọng bạn của con
Rồi đứa trẻ nào cũng có bạn thân, đó là người bạn mà con thích nói chuyện và chơi cùng. Vậy thì cha mẹ hãy quan tâm đến tình cảm trong trẻo ấy của con, yêu quý người bạn của con, tôn trọng tình cảm tốt đẹp ấy bằng cách khuyến khích con rủ bạn về nhà chơi. Bằng cách quan sát con giao tiếp với bạn, cha mẹ có thể thấy con phát triển tính cách thế nào, hành vi của con được cải thiện đến mức nào, từ đó có cách can thiệp phù hợp giúp con đỡ nhút nhát.
4. Không nên ép uổng con
Trẻ em rất ghét và rất sợ hãi khi bị ép buộc. Do đó, thay vì ép con, cha mẹ hãy dành thời gian để thuyết phục và làm cho con nhận ra những gì con phải làm, hoặc để con nhận thức xung quanh theo cảm giác của riêng mình. Các bậc phụ huynh hãy chờ đợi bên cạnh con, chứ đừng là người dẫn dắt.
5. Giao tiếp với bên ngoài
Trẻ em sẽ bắt chước hành vi của cha mẹ. Vì vậy, bạn nên thiết lập một tấm gương sáng. Hãy để các con cảm nhận cách bạn tương tác với bên ngoài, rồi tự khắc chúng sẽ thay đổi. Khi bạn chịu khó tương tác với thế giới ngoài kia, và cho con theo cùng, việc này dần dà sẽ giúp làm giảm các triệu chứng nhút nhát của các con. Từ từ con sẽ cảm thấy việc bắt chuyện với những người lạ xung quanh mình là bình thường.
6. Cho trẻ cảm thấy rằng con có giá trị
Mỗi đứa trẻ đều muốn khẳng định mình là một người tài năng, hoặc mình là người đặc biệt; nhất là khẳng định với cha mẹ. Do đó, bước đầu tiên để tăng sự tự tin và quyết đoán của con là hãy cho con thấy bạn tự hào về con như thế nào. Mặc dù chuyện này có vẻ như không đáng quan tâm lắm với bố mẹ; nhưng với con thì đò là một cột mốc quan trọng. Hãy khen nếu như con có sự cố gắng, con làm được điều gì đó, con ngoan, con tự giác. Hãy nói cho con biết bạn tự hào và hạnh phúc khi có một đứa con như con.
7. Hãy thách thức con
Đôi khi bạn hãy thách thức con cố gắng để làm một điều gì đó, ví dụ như con tự mang giầy, tự đi tắm, tự ngồi học bài… Những thác thức nhỏ này chính là động cơ thúc đẩy con để con can đảm thử làm những điều con chưa tự làm bao giờ. Đừng o bế chăm chút con quá, con sẽ được bảo bọc quá đà và mất đi phản ứng tự chăm sóc bản thân, tự giác trong cuộc sống.
8. Giải trí ngoài trời
Hãy cho con một cơ hội để gặp gỡ mọi người ở một môi trường thoáng đãng bên ngoài; hoặc cha mẹ cũng có thể mang con tới các cuộc tụ họp gia đình, hội họp nhóm các bé cùng tuổi… Những cuộc gặp gỡ này sẽ giúp con có cơ hội thể hiện bản thân và được giao lưu học hỏi.
9. Cho con xem những bộ phim hoặc cuốn sách phù hợp lứa tuổi
Việc lựa chọn các bộ phim hoặc những cuốn sách phù hợp với sự phát triển của con sẽ giúp con tăng cường kiến thức và phát huy trí tưởng tượng. Hãy để con khám phá thế giới bằng nhiều cách: xem phim, đọc sách, trải nghiệm… Những kiến thức này vô cùng bổ ích cho suốt cuộc đời con.
10. Đừng đổ lỗi hay chỉ trích
Các con rất sợ bị chỉ trích. Khi bị chỉ trích, chê trách, bé sẽ sợ hãi như bị đe dọa và thậm chí hao hụt niềm tự hào và tự tin vào bản thân. Bé có thể trở nên trầm cảm và sống khép mình chứ không cởi mở nữa. Bạn có biết những chỉ trích sẽ khiến bất kể đứa bé nào cũng có thể bị bệnh tâm thần nghiêm trọng.
Chúc các bạn thành công!
(Nguồn: http://www.webtretho.com/)
Tin khác
- Tuyển giáo viên dạy toán giáo trình tiếng Anh
- 6 loại trái cây giàu canxi cho trẻ
- Lỗi khiến con nạp nhiều canxi vẫn lùn
- 5 ‘tật xấu’ của cha mẹ Việt khi dạy con làm hư trẻ
- Xử lí trẻ bướng bỉnh, hay nghịch phá thế nào để con tâm phục khẩu phục?
- Khen con thời công nghệ
- 59 kỹ năng sống cha mẹ Anh thường dạy con
- Nhìn biểu hiện, đoán trúng ý bé sơ sinh
- Những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ