HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"
Làm cha mẹ
Thứ 7, 17/10/2015 | 11:0 GMT+7
Làm sao để xác định con bị thiếu cân?
Có rất nhiều yếu tố được đưa ra xem xét khi đánh giá cân nặng của một đứa trẻ. Có phải bé luôn luôn gầy ốm không? Bố mẹ của bé có gầy không? Một đứa trẻ có khuynh hướng gầy do di truyền sẽ rất khác với bé bình thường vừa ngừng tăng cân hoặc bị sụt cân. Tuy nhiên, ngay cả khi bé vừa bị sụt cân, vẫn chưa có vấn đề gì đáng để bạn lo ngại.
Hãy nhớ rằng cân nặng của một đứa trẻ sẽ thay đổi cùng với quá trình phát triển. Khi chiều cao tăng trưởng trước cân nặng, con bạn sẽ có vẻ thiếu cân nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, rồi cân nặng sẽ bắt kịp với chiều cao. Tương tự, nếu chiều cao đi chậm hơn cân nặng, bé con sẽ thừa cân trong một thời gian rồi trở lại bình thường khi chiều cao đã tương xứng với trọng lượng.
Chỉ có bác sĩ mới có thể giúp bạn khẳng định chính xác con có bị thiếu cân hay không, dựa trên những khảo sát về trọng lượng và chế độ dinh dưỡng.

(Ảnh: Internet)
Các bác sỹ xác định như thế nào?
Những yếu tố đã được đề cập ở trên - cân nặng của bố mẹ và khoảng thời gian bé ở trong tình trạng gầy ốm sẽ được dùng để đánh giá. Ngoài ra, bác sỹ cũng sẽ nghiên cứu thói quen ăn uống và sức khỏe tổng quát của bé. Những vấn đề sức khỏe có thể gây ra tình trạng thiếu cân như tiêu chảy, nôn mửa cũng không bị bỏ sót.
Cân nặng và chiều cao của bé sẽ được ghi lên biểu đồ tăng trưởng, và được đánh giá bằng chỉ số khối cơ thể (BMI) kết hợp với các thông tin về độ tuổi và giới tính. Một biểu đồ tăng trưởng được tính bằng bách phân vị, với mỗi nhóm tuổi, một số trẻ em được chọn ra để đo chiều cao, cân nặng và cho ra một con số trung bình. Nếu BMI của đứa trẻ nằm dưới nhóm 5%, bé bị coi là thiếu cân.
Bác sĩ sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến chế độ dinh dưỡng để xác định bé bị thiếu hụt gì. Bạn có thể được theo dõi tháp dinh dưỡng - một biểu đồ hình kim tự tháp trình bày lượng thức ăn cần cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày theo từng nhóm thực phẩm - để biết được con mình đang bị thiếu hụt nhóm thức ăn nào.
Bên cạnh đó, bác sỹ cũng có thể khám và cho bé làm một vài xét nghiệm để xem nguyên nhân có đến từ bệnh lý nào hay không, nhất là khi con ăn nhiều mà không tăng cân.
(Nguồn: http://www.webtretho.com/)
Tin khác
- Tuyển giáo viên dạy toán giáo trình tiếng Anh
- 6 loại trái cây giàu canxi cho trẻ
- Lỗi khiến con nạp nhiều canxi vẫn lùn
- 5 ‘tật xấu’ của cha mẹ Việt khi dạy con làm hư trẻ
- Xử lí trẻ bướng bỉnh, hay nghịch phá thế nào để con tâm phục khẩu phục?
- Khen con thời công nghệ
- 59 kỹ năng sống cha mẹ Anh thường dạy con
- Nhìn biểu hiện, đoán trúng ý bé sơ sinh
- Những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ