HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"
Làm cha mẹ
Thứ 7, 17/10/2015 | 9:34 GMT+7
Để việc ở nhà chăm con không ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của bạn
Việc ở nhà chăm sóc con có thể tạo ra nhiều thay đổi trong mối quan hệ của bạn, đặc biệt là khi chồng vẫn có công việc bên ngoài. Mỗi ngày, bạn tỉnh dậy để đối mặt với nào là chén đĩa bẩn cần rửa, nào là tiếng con khóc dạ đề trong khi người bạn đời của bạn bước khỏi cánh cửa nhà không chút vướng bận... và bạn cảm thấy cuộc hôn nhân của mình thật bất công.
Gia đình có một người ở nhà chăm con thường ít có sự chia sẻ việc nhà và chăm sóc con cái, hoặc chí ít là chia sẻ không tương xứng. Người ở nhà sẽ phải gánh vác hầu hết trách nhiệm. Và tình huống mới này thật đáng lo ngại. Bạn có thể sẽ có những cảm giác tủi thân, giận dữ, hay có những suy nghĩ như: “Cuộc sống của anh ta chẳng thay đổi gì cả, vẫn ăn, ngủ, dậy, đi làm và về nhà. Còn mình thì phải từ bỏ và hi sinh quá nhiều.”.
(Ảnh: GettyImages)
Hãy cố gắng nói chuyện với chồng để tìm cách giải tỏa những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực đang được "ôm ấp" trong đầu bạn. Bạn sẽ thấy mình không đơn độc đâu, vì rất có khả năng chồng bạn cũng có những cảm xúc phức tạp, anh ấy có thể cảm thấy mình phần nào đó bị 2 mẹ con bạn cho ra rìa. Hãy bày tỏ những cảm nhận để nhận được sự hỗ trợ và lấy lại được sự cân bằng.
Việc một người ở nhà chăm con sẽ dễ dàng hơn nếu cả hai vợ chồng bạn đã có sự chuẩn bị, cùng lường trước được những thay đổi trong lối sống, thu nhập… Hãy nói chuyện với nhau để tìm ra cách giải quyết tốt nhất - chẳng hạn nếu bạn ở nhà chăm con thì chồng sẽ chia sẻ công việc nhà ở mức độ thế nào, hoặc cùng xác định trước là nhà cửa có thể bừa bộn hơn ra sao để giảm bớt áp lực, bớt cằn nhằn nhau… Nếu ở nhà chăm con là việc cần làm, hãy cố gắng nhìn vào những lợi ích có được từ việc này, chẳng hạn như khi chẳng may con bị ốm thì luôn có bạn ở bên và chăm sóc, con bạn đâu có nhỏ bé được lâu. Nếu tài chính là vấn đề gây vướng mắc, hãy cùng nhau chỉ ra các trở ngại và tìm cách giải quyết, xem lại toàn bộ ngân sách gia đình và cắt giảm bớt những khoản chi không cần thiết lắm.
Các bạn cũng cần tiếp tục dành thời gian cho nhau, nói chuyện với nhau, giải tỏa cho nhau những lo lắng. Nếu chồng không được tận mắt chứng kiến những dấu mốc phát triển của con, hãy cố gắng ghi lại bằng hình ảnh, đoạn clip để chia sẻ với anh ấy.
Bạn thậm chí còn có thể khám phá ra rằng, ở một số khía cạnh nào đó, ở nhà chăm con sẽ giúp bạn trở nên thoải mái hơn. Chẳng hạn, bạn sẽ không phải cuống cuồng chuẩn bị đi làm vào buổi sáng, không phải ngồi làm việc mà nhớ con quay quắt, hoặc không phải phóng vội về nhà để chuẩn bị bữa ăn…
(Nguồn: http://www.webtretho.com/)
Tin khác
- Tuyển giáo viên dạy toán giáo trình tiếng Anh
- 6 loại trái cây giàu canxi cho trẻ
- Lỗi khiến con nạp nhiều canxi vẫn lùn
- 5 ‘tật xấu’ của cha mẹ Việt khi dạy con làm hư trẻ
- Xử lí trẻ bướng bỉnh, hay nghịch phá thế nào để con tâm phục khẩu phục?
- Khen con thời công nghệ
- 59 kỹ năng sống cha mẹ Anh thường dạy con
- Nhìn biểu hiện, đoán trúng ý bé sơ sinh
- Những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ