HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

090 333 1985
09 87 87 0217 

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"

ĐĂNG KÝ DẠY
Tại đây
ĐĂNG KÝ HỌC
Tại đây

Làm cha mẹ

Thứ 5, 15/10/2015 | 12:50 GMT+7

Triệu chứng của sốc phản vệ ở trẻ

Sốc phản vệ (hay còn gọi là phản vệ) là một trong những ca cấp cứu đáng sợ nhất mà các bậc cha mẹ có thể gặp phải. Nhưng bạn đã biết được những gì về sốc phản vệ, làm sao để tránh cũng như làm sao để ứng phó với nó?

Tình trạng này bắt đầu khi hệ miễn dịch phản ứng… nhầm đối với các vật chất vô hại, như thể chúng là mối đe dọa lớn, sau đó giải phóng histamine và các chất hóa học khác, gây nên một số triệu chứng nhất định - một vài trong số đó thậm chí có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Các triệu chứng xảy ra ở trẻ bao gồm: 

  • Phồng rộp da, môi, cổ họng, lưỡi, hoặc mặt;
  • Thở khò khè hoặc các vấn đề hô hấp nghiêm trọng khác;
  • Mạch đập nhanh hoặc nhịp tim không đều;
  • Phát ban;
  • Kém tỉnh táo;
  • Ói mửa;
  • Tiêu chảy;
  • Da tái nhợt và chảy mồ hôi, ửng đỏ hoặc có màu xanh nhớt.


Không chỉ nghiêm trọng, các triệu chứng của sốc phản vệ còn xảy ra rất nhanh, thường trong vòng hai tiếng sau khi tiếp xúc với vật/chất, nhưng cũng có khi chỉ trong vài phút, và cũng có khi phải bốn tiếng sau đó. 

Phản vệ ít phổ biến ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, một phần bởi các bé tuổi này thường không tiếp xúc nhiều với các chất gây dị ứng, nhất là các chất gây dị ứng từ thức ăn. Thông thường, phải hơn một lần tiếp xúc thì phản ứng dị ứng mới xảy ra, và phải đến tuổi chập chững, mầm non thì phản ứng này mới hình thành. Tuy vậy, cũng đã có các trường hợp sốc phản vệ xảy ra ở trẻ 1 tháng tuổi và cả những trẻ chưa từng tiếp xúc với các vật/chất gây dị ứng trước đó. 

Những vật chất nào có nhiều khả năng gây phản ứng nghiêm trọng?

Khá nhiều chất có khả năng gây dị ứng, nhưng thường gặp nhất là: 

- Các vết đốt, cắn của côn trùng (nhất là từ ong nghệ, ong mật, ong vò vẽ vàng, ong bắp cày, kiến lửa, kiến càng) 

- Lạc, các loại hạt từ cây (như hạt óc chó, hạt điều), các loài có vỏ (như tôm đất, tôm hùm), cá, sữa, trứng... Nếu trong gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng thức ăn thì khả năng con bạn cũng sẽ mắc phải chứng này. 


Một vài trong số những "thủ phạm" gây dị ứng phổ biến nhất (Ảnh: Inmagine)


- Các dược chất trong dòng kháng sinh penicillin (bao gồm cả loại kháng sinh phổ biến: amoxicillin). 

- Các loại nhựa mủ (thường được sử dụng trong các sản phẩm y tế) 

- Các chất bảo quản và màu thực phẩm (như chất phụ gia FDC yellow No.5) 

Cần làm gì khi con tôi có triệu chứng phản ứng dị ứng nghiêm trọng?

Hãy gọi cấp cứu ngay nếu bé có các dấu hiệu khó thở hoặc choáng ngất. Đặt bé nằm với tư thế chân đưa lên cao để làm giảm nguy cơ bị sốc, sau đó cố gắng giúp con bình tĩnh bằng cách nói chuyện với con và cho bé thấy sự bình tĩnh của bạn. 

Không cho con sử dụng thuốc kháng histamine nếu bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Thậm chí cả khi bé lớn hơn thì cũng không nên nếu bé gặp các vấn đề về hô hấp hoặc nuốt bởi có thể gây nghẹn, sặc. 

Khi các chuyên viên cấp cứu đến, có thể họ sẽ sơ cấp cứu bằng một mũi epinephrine giúp ngăn các phản ứng chỉ trong vòng vài phút. (Epinephrine làm tim đập mạnh hơn, làm giãn các cơ đường hô hấp, giảm sưng và tăng trương lực mạch máu để giúp tăng lượng máu cung cấp đến các bộ phận quan trọng như tim và não.) 

Sau đó, bé sẽ được đưa đến bệnh viện để kiểm tra và theo dõi các phản ứng có thể xuất hiện muộn. Các bác sĩ tại bệnh viện có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân gây ra vấn đề này. Hãy "đeo bám" bác sĩ để được cập nhật tình hình, có thể bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến các chuyên gia về dị ứng. 

Tôi cần làm gì để bảo vệ con khỏi sốc phản vệ?

Cách ngăn chặn tốt nhất là cho con tránh tất cả các vật/chất gây dị ứng mà bạn biết. Nếu bé của bạn dị ứng với một loại thức ăn nào đó thì chỉ cần một lượng nhỏ thôi cũng có thể gây ra phản ứng rồi, do vậy điều quan trọng là bạn cần đọc kỹ các nhãn mác, hỏi nhà hàng (nếu dùng bữa bên ngoài) hoặc bạn bè (nếu dùng bữa tại nhà họ) xem thức ăn liệu có các thành phần nhạy cảm hay không. Bạn cần lưu ý điều này cho con thật kỹ cho đến khi bản thân bé có thể tự ý thức được điều đó.
 


Hãy cho con chơi ở chỗ ít côn trùng thôi nhé (Ảnh: Inmagine)


Nếu các vết đốt, cắn của côn trùng là nguyên nhân, hãy cho con chơi ở những chỗ ít côn trùng. Đừng trông đợi quá nhiều vào các thuốc diệt côn trùng bởi chúng chẳng có tác dụng gì với lũ ong và kiến lửa - thủ phạm của các vết chích ở bé. Ngoài ra, khi con đã có thể tự đi, chớ nên để bé đi ra ngoài bằng chân trần, rất nhiều đứa trẻ đã bị đốt khi vô ý giẫm vào tổ của các loài côn trùng đốt chích. 

Nếu phản ứng dị ứng của con khá nghiêm trọng, và con đã lớn hơn một chút, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn dự phòng bộ dụng cụ tiêm epinephrine có tên gọi EpiPen Jr. Đây là loại dụng cụ được thiết kế cho trẻ em cân nặng từ 15 đến 30 kilogram và chỉ được dùng dưới chỉ định của bác sĩ. 

Bạn cũng cần chắc rằng tất cả những người có thể trông và chăm sóc con như bảo mẫu, người giúp việc, họ hàng… hiểu rõ về chứng dị ứng của bé và biết chính xác những gì cần làm khi khẩn cấp.

(Nguồn: http://www.webtretho.com/)

Chia sẻ: