HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

090 333 1985
09 87 87 0217 

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"

ĐĂNG KÝ DẠY
Tại đây
ĐĂNG KÝ HỌC
Tại đây

Làm cha mẹ

Thứ 2, 12/10/2015 | 14:22 GMT+7

Giúp con học cách lắng nghe qua các trò chơi

Bạn có bao giờ cảm thấy rằng bạn nói với con mình nhiều hơn là lắng nghe bé? Tuy nhiên, lắng nghe là một kĩ năng quan trọng mà chúng ta cần giúp con phát triển và luyện tập thường xuyên.

Dưới đây là một số gợi ý trò chơi và hoạt động để giúp trẻ con cải thiện kĩ năng lắng nghe. Vì trẻ con học bằng nhiều cách khác nhau nên những gợi ý cũng được nhóm lại theo từng phong cách học; tuy nhiên bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể được lợi từ bất kỳ hoạt động nào dưới đây:

1. Đối với các bé thích học bằng thính giác

- Nói chuyện với con bất cứ khi nào có thể. Kể cho bé nghe một câu chuyện thú vị mà bạn đọc được trên báo, kể lại cuộc nói chuyện của bạn với đồng nghiệp, hoặc khi cùng con đi mua sắm, bạn có thể nói cho bé những gì bạn muốn mua…

- Tạo thói quen kể lại những chuyện hàng ngày. Nếu bạn và con đang cùng ở trong bếp nấu bữa tối, bạn có thể vừa làm vừa nói: “Mẹ sẽ đong 2 chén nước sau đó thêm vào 1 chén gạo…” Trông thì có vẻ như con bạn chẳng quan tâm đâu nhưng thật ra là có đấy, nên bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy con lặp lại câu nói của bạn khi nói chuyện với một ai đó khác. Nhớ rằng: con trẻ là những cái máy bắt chước, nên hãy cẩn trọng với ngôn từ của bạn nhé.

- Làm cho việc đọc sách trở thành một hoạt động thú vị. Khi đọc sách cho con nghe, trước khi lật sang trang mới, bạn có thể dừng lại và hỏi: “Con đoán xem chuyện gì sắp xảy ra tiếp theo.” Việc hỏi đáp này sẽ cho bạn biết con mình lắng nghe câu chuyện như thế nào. Nếu con có vẻ không chắc về những gì đã diễn ra, hãy đọc lại cho bé nghe.
 



(Ảnh: Corbis)


- Bảo con đoán xem câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào. Đọc to 1 câu chuyện cho con nghe và dừng lại trước trang cuối cùng. Bảo con đoán xem câu chuyện sẽ diễn biến như thế nào dựa trên những gì bé đã được nghe. Sau đó, đọc hết câu chuyện và thảo luận về kết thúc với con. Bé có dự đoán chính xác không hay đó là một kết thúc bất ngờ? Nếu là một kết thúc khác thì liệu trước đó đã có manh mối nào báo trước không?

- Đọc lại truyện cũ. Bạn hãy lấy lại cuốn sách ghiền mà trước đây con thích đọc đến sờn bìa quăn góc và đọc to lên, tuy nhiên lần này hãy cố tình ngừng lại ở những điểm quan trọng để con tiếp lời. Bạn cũng có thể cố tình đọc sai vài chi tiết để kiểm tra sự chú ý của con, nếu lắng nghe và cảm thấy không đúng, bé sẽ chỉnh lại ngay.

- Cùng nhau nghe kể chuyện. Thay vì đọc cho nhau nghe, các bạn có thể cùng lắng nghe câu chuyện được phát qua băng, đĩa, cũng sẽ rất thú vị.

- Tạo ra những câu có vần ngộ ngộ, càng ngộ nghĩnh, thậm chí càng vô nghĩa thì càng tốt, vì quan trọng chỉ là bạn giúp bé lắng nghe những từ có vần với nhau và nhận ra quy luật mà thôi.

- Cùng kể chuyện. Các thành viên trong gia đình sẽ cùng tham gia vào trò chơi này, mỗi người luân phiên nhau đóng góp 1 câu vào câu chuyện chung. Bởi vì mỗi người đều phải lắng nghe nội dung của câu trước để kể tiếp câu sau nên trò chơi này phát triển kĩ năng nghe rất tốt. Nếu như con bạn còn nhỏ quá và khó nhớ mạch truyện, hãy giúp đỡ bằng cách đặt câu hỏi gợi ý, như: “Ngôi nhà có màu gì con nhỉ? Có người bạn nào đến thăm cậu bé không? Những con thú sống xung quanh cậu bé là những con gì?”

2. Đối với các bé thích học bằng hoạt động

- Nhảy múa theo nhạc. Để có thể chuyển động theo bài hát, các bé phải lắng nghe thật kĩ lời bài hát, vậy nên đây chính là một cách luyện tập tuyệt vời.

- Chơi những trò chơi cần kĩ năng nghe như trò “Tôi bảo, tôi bảo”, hoặc một trò chơi đơn giản mà bạn tự nghĩ ra. Ví dụ bạn có thể nói: “Mẹ sẽ cho con một nhiệm vụ nhé, mẹ cần con lấy cho mẹ những thứ sau đây: 1 bàn chải của con và 1 cuốn sách của mẹ.” Sau mỗi vòng bạn có thể thêm 1 món đồ, và khi kết thúc hãy có phần thưởng cho con.

- Nấu ăn cùng nhau. Tìm một công thức nấu ăn, đọc to cho con nghe và để bé giúp đỡ những công đoạn như trộn, pha chế, khuấy, rót…

- Sử dụng 1 con rối hoặc máy ghi âm để truyền đạt lại những hướng dẫn, chỉ dẫn của bạn, như “con hãy cất búp bê lên kệ, và cất quần áo vào tủ nhé.” Nhiều đứa trẻ ở tuổi mầm non sẽ lờ đi khi bố mẹ yêu cầu bé dọn phòng, nhưng lại vui vẻ thực hiện nếu yêu cầu đó phát ra từ con rối mà bé thích.

- Trò chơi giả bộ. Bạn có thể chuẩn bị quần áo hóa trang hoặc lấy cảm hứng từ một nhân vật nào đó rồi rủ con cùng đóng lại câu chuyện yêu thích.
 



(Ảnh: Corbis)


3. Đối với các bé thích học bằng thị giác

- Cùng đọc một bài hát. Mua một đĩa nhạc và một tập lời bài hát tương ứng, bằng cách này bạn và con có thể vừa nghe vừa theo dõi lời bài hát. Thậm chí những đứa trẻ chưa biết chữ còn có thể giả vờ đọc lời bài hát như thật.

- Cùng xem một cuốn băng hoặc một chương trình thiếu nhi. Những chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi cũng được thiết kế để phụ huynh có thể tham gia. Hãy bảo con kể cho bạn nghe những nhân vật trên TV đang nói gì hoặc làm gì.

(Nguồn: http://www.webtretho.com/)

Chia sẻ: