HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

090 333 1985
09 87 87 0217 

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"

ĐĂNG KÝ DẠY
Tại đây
ĐĂNG KÝ HỌC
Tại đây

Làm cha mẹ

Thứ 2, 12/10/2015 | 13:33 GMT+7

Ba mẹ đã quan tâm đúng mức đến việc học của con chưa?

Ba mẹ có thể thấy con mình thông minh, lanh lợi, nhưng tại sao con vẫn gặp rắc rối với chuyện học tập? Có thể là do con lơ là, không tập trung, có thể do con lười học ham chơi… nhưng cũng có thể con có vấn đề với khả năng học tập.
 

1. Ba mẹ cần biết

Nhiều người nổi tiếng trên thế giới đã từng bị hội chứng “khó học” khi còn nhỏ, và nhờ vào sự giáo dục đúng đắn, họ không chỉ vượt qua giai đoạn tuổi thơ đầy áp lực đó mà còn đạt những thành công nhất định trong cuộc sống.
Nếu con gặp vấn đề trong việc học tập, ba mẹ có thể cảm thấy thất vọng và phải đầu tư nhiều công sức hơn cho con. Nhưng đó cũng là một dấu hiệu cho thấy, con có thể không như hàng ngàn người bình thường khác, con có thể đạt thành tựu của riêng mình, nếu như ba mẹ hỗ trợ con kịp lúc.
 


 

Khả năng học tập của mỗi đứa trẻ đều khác nhau, trong trường hợp con có khiếm khuyết về mặt học tập, trường hợp của con vẫn có thể khác với những đứa trẻ khác. Không có mẫu số chung và điều đầu tiên ba mẹ cần làm, là tin vào bản năng làm ba mẹ, vào giác quan thứ sáu nhạy cảm của mình.

Có khiếm khuyết trong học tập nghĩa là có sự khác biệt về thần kinh trong tiến trình học tập của con, bắt đầu từ những việc như: sử dụng đồ đạc, nắm giữ đồ vật, nhớ lại những điều đã nghe, kể lại những điều đã biết… Khi bắt đầu đi học, con có thể gặp rắc rối trong vấn đề viết chữ, nhận mặt chữ, hiểu nghĩa từ, tư duy logic và cách tổ chức thông tin.

2. Những dấu hiệu cảnh báo sớm cần lưu ý
Nhiều bậc cha mẹ chủ quan thường không quan tâm đến nguyên nhân sâu xa mà tạo thêm áp lực cho con khiến con càng sợ hãi và chán ghét việc học; nhiều phụ huynh vội vã thuê gia sư để “nhồi” con học, bất kể con có vấn đề về khả năng học tập. Thay vào đó, điều mà ba mẹ nên làm là quan sát con, đồng hành cùng con từ lúc bắt đầu đi học để phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm và có biện pháp giúp đỡ con hiệu quả.
 


 

Dưới đây là những dấu hiệu cần để tâm:
+ Con không nói sớm hoặc nói rõ ràng như những đứa trẻ khác. Con có vốn từ vựng nghèo nàn và tìm từ diễn đạt ý của mình khi nói chuyện một cách khó khăn.
+ Con có vấn đề với các mối quan hệ chuyển động như lên và xuống, qua trái qua phải; mối quan hệ sự vật như trước và sau, đầu tiên và cuối cùng… những ý niệm này có vẻ khó với trẻ con, nhưng hầu như các con đều nắm được.
+ Con có thể hành động rất bốc đồng, con có thể rất quậy phá, nói hoặc làm không suy nghĩ, không phân biệt được điều nên làm hay không dù ba mẹ đã giải thích, lý do là con không nắm được mối quan hệ nhân – quả, con không hiểu được hậu quả của những việc mình sẽ làm, đơn giản là con không biết mình làm như thế này thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đó.
+ Con dường như không thể nhận biết và thuộc mặt chữ. Những vấn đề thường gặp có thể là con không phân biệt được những chữ gần giống nhau hoặc có nét ngược nhau như b, d, p, một số chữ khác con luôn viết ngược lại như c…
+ Con thường hồi hộp, dễ bị phân tâm và có hướng làm rắc rối thêm mọi chuyện. Dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với sự mất tập trung ở trẻ nhỏ hoặc con bướng bỉnh không muốn nghe lời ba mẹ.
+ Con có thể chất vụng về hoặc hậu đậu. Con gặp khó khăn khi chạy, nhảy, đuổi bắt, ném, con dễ bị va chạm hoặc té ngã hơn những đứa bạn cùng trang lứa. Con cũng có thể gặp nhiều rắc rối với việc sử dụng kéo, gài nút…
Nếu ba mẹ có bất cứ nghi ngờ gì đối với khả năng học tập của con, nên nói chuyện với bác sĩ nhi để tìm hiểu nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, nên nhẹ nhàng với con và quan tâm con nhiều hơn, dành nhiều thời gian để dạy con học, kiên nhẫn giúp con vượt qua vấn đề của mình.
 


 

Điều quan trọng là không làm con cảm thấy tự ti hay chán ghét bản thân. Yếu tố tinh thần ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng học sau này của con, cả tương lai của con nữa.

(Nguồn: http://www.webtretho.com/)

Chia sẻ: