HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"
Gia sư tại
Chủ nhật, 10/1/2016 | 12:29 GMT+7
Học Guitar tại Đà Lạt
Học Guitar tại Đà Lạt
Có 2 loại đàn guitar căn bản là Guitar classic và Guitar acoustic:
· Guitar Classic: là một khái niệm để phân biệt các loại đàn guitar– Guitar Classic, Plectrum Guitar (Acoustic Guitar), Flamenco Guitar, Electric Guitar dựa trên:
1. Loại dây đàn: mỗi loại đàn guitar đều sử dụng một loại dây đàn guitar classic chuyên biệt được thiết kế riêng để phù hợp với công năng từng loại. Guitar Classic và Flamenco Guitar sử dụng dây Nylon (với 3 dây Bass bọc sợi kim loại), còn Acoustic Guitar và Electric Guitar sử dụng dây kim loại.
2. Kỹ thuật đặc trưng: sự phát triển của âm nhạc qua các thời kì chính là động lực để kỹ thuật chơi đàn phát triển, những đặc trưng về kỹ thuật ngón cũng như đòi hỏi về tiếng đàn cũng như âm nhạc ở từng thể loại nhạc cũng khiến cây đàn chia ra làm nhiều loại để chuyên môn hóa dòng nhạc. Với âm nhạc cổ điển, Guitar CLassic phù hợp hơn cả – và nhu cầu về không gian Acoustic (không thiết bị âm thanh hỗ trợ) khiến các nghệ nhân làm đàn luôn tìm tòi để biến Guitar thành một nhạc cụ có thể chơi thính phòng với âm lượng ngày càng lớn hơn, tiếng đàn ngày càng đẹp hơn. Với nhạc Folk, Country, Jazz thì Acoustic Guitar phù hợp hơn cả, tương tự với nhạc Pop/Rock với Electric Guitar … Cũng bởi chính các dòng nhạc đặc trưng của từng loại đàn mà kỹ thuật để chơi chúng cũng có những đặc trưng riêng, nhạc cổ điển với sự phức tạp trong hòa thanh, bè phối, cũng như những đòi hỏi khắt khe về tiếng đàn khiến Classic Guitar đặc trưng ở kỹ thuật gảy ngón tay phải (rest stroke, free stroke, arpeggio, tremolo … ) cũng như cách để móng tay… Các dòng Folk, Country, Jazz, Pop/Rock đòi hỏi Acoustic Guitar hay Electric Guitar ở vai trò tiết tấu hay lead nên không đòi hỏi sự phối hợp ngón phức tạp như ở Classic Guitar, kỹ thuật đặc trưng ở đây là kỹ thuật sử dụng móng gảy (Struming, Finger Picking, Sweep Picking… ) hay các kỹ thuật ngón như Tapping …
3. Hình dạng, cấu trúc và nguyên liệu: yếu tố thể loại âm nhạc và kỹ thuật đặc trưng ảnh hưởng lớn tới hình dạng, cấu trúc và nguyên liệu từng loại đàn. Classic Guitar – để đảm bảo tiêu chuẩn chơi nhạc cổ điển trong không gian thính phòng (về tiếng đàn và âm lượng – không dùng amplifier), trải qua nhiều thế kỉ, các nghệ nhân làm đàn đã tìm ra hình dạng phù hợp nhất (như ta thấy ngày nay), cũng như liên tục cải tiến, tối ưu tiếng đàn, âm lượng bằng cách phát kiến về cấu trúc và nguyên liệu làm đàn.
· đàn guitar Acoustic: là loại đàn thường dùng để đệm hát, âm thanh đàn thường đanh, chơi hợp âm nghe lên rất đều và vang.
Nhạc acoustic là thể loại nhạc chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng các nhạc cụ mộc hoặc cổ điển, trái ngược với việc sử dụng các nhạc cụ điện tử trong các bản nhạc hoặc ca khúc electro. Việc sử dụng từ mới (acoustic) này xuất hiện sau sự ra đời của các nhạc cụ điện tử, như là đàn guitar điện, violon điện, organ điện và đa nhạc cụ (synthesizer).
1. Loại dây đàn:đàn dùng dây kim loại. Loại dây kim loại mang đến cho đàn âm thanh đanh, vang phù hợp với đệm hát và đánh hợp âm. Dây của đàn Acoustic được quấn trên trục lõi sắt nhỏ nằm dựng đứng của cần đàn.
2. Phím đàn: Guitar Acoustic thường có 14 phím đàn.
3. Cần đàn: Guitar Classic thường có cần đàn to hơn Guitar Acoustic.
4. Thùng đàn: Guitar Acoustic thường có thùng đàn khuyết.
Hiện nay đàn guitar đang được các bạn trẻ hưởng ứng đông đảo đặc biệt là các bạn sinh viên và những bạn theo đuổi niềm đam mê nhạc mộc Acoutics. Bởi tính gọn gàng, dễ di chuyển hơn rất nhiều so với đàn piano, organ, trống jazz…. nên guitar đã trở thành một loại nhạc cụ hữu dụng trong các chương trình ca hát mộc tại những không gian nhỏ như các quán café hay tại các buổi dã ngoại.
Thế hệ trẻ ngày nay vô cùng năng động, nhiệt huyết và luôn theo đuổi đam mê của mình tới cùng. Ban sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ tự mình thành lập một ban nhạc với đầy đủ các nhạc cụ, trong đó có guitar. Có thể nói guitar không còn xa lạ gì nữa với giới trẻ. Và nếu như bạn cũng đang có hứng thú, đam mê thực sự với nhạc cụ này mà chưa biết nên học ở đâu, học phí có hợp lý không??? Các bạn hãy đến với trung tâm gia sư tài năng trẻ của chúng tôi_ ở đây các bạn sẽ tìm được lời giải đáp cho thắc mắc của mình.
Bạn đang công tác hoặc định cư trên địa bàn đia bàn Thành Phố Đà Lạt. Bạn là một phụ huynh đang có nhu cầu tìm một giáo viên dạy kèm Guitar tại nhà cho các con em của mình. Bạn muốn bổ sung thêm chuyên môn hoặc bạn yêu thích âm nhạc và muốn học thêm Guitar để giao lưu với bạn bè…Hãy liên hệ ngay với Trung tâm gia sư tài năng trẻ của chúng tôi.
Trung tâm gia sư tài năng trẻ _ một trung tâm gia sư uy tín,đã đáp ứng được nhu cầu học đàn Guitar của rất nhiều đối tượng có nhu cầu về gia sư dạy tại nhà cũng như hỗ trợ được việc làm cho rất nhiều giáo viên, học sinh-sinh viên trong và ngoài đia bàn Thành Phố Đà Lạt như các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Tà Nung, Trạm Hành, Xuân Thọ, Xuân Trường....các thành phố lớn như: TPHCM ,Hải Phòng, Hà Nội, Nha Trang, Huế, Vinh, Đắk Lak, Cần Thơ, Đồng Nai, Biên Hòa, Bình Dương, Đà Nẵng, Vũng Tàu,.........
Đến với trung tâm gia sư tài năng trẻ , là một trung tâm gia sư lớn và uy tín nhất tại TP Đà Lạt cùng với phương châm UY TÍN -TRÁCH NHIỆM , chúng tôi cam kết :
· Cung ứng đúng gia sư là giáo viên đang đứng lớp hoặc là sinh viên giỏi có nhiều năm kinh nghiệm của các trường đại học chuyên dạy kèm đàn Guitar với mức học phí phù hợp tuỳ theo yêu cầu của học viên.
Sau thời gian ngắn, các bạn đã có thể đệm hát được những bài hát mà mình yêu thích thôi. hãy liên hệ với trung tâm chúng tôi để tìm được một gia sư tốt nhất!!
Chúng tôi dạy dựa trên năng lực hiện có của bạn, dạy theo từng bước từ cơ bản đến nâng cao, dạy cấp tốc hay dài hạn một số nội dung chủ yếu sau đây:
Bắt đầu học với kiến thức nhạc lý, âm giai, cấu tạo gam.
Làm quen với cây đàn , cách sử dụng, vị trí đặt ngón tay, cách gảy đàn…cho những người mới bắt đầu.
Thưởng thức các giai điệu hay để tăng cảm hứng học tập và khả năng cảm thụ âm nhạc.
Tập chơi một số đoạn dạo đầu
Học các giai điệu cơ bản của một số thể loại nhạc truyền thống.
Nâng cao cùng các điệu nổi tiếng thế giới như Tanggo, Rap, Disco, Chachacha, Rumba…
Học cách cảm âm, quy tắc dò hợp âm và đặt hợp âm.
Tổng quan về kiến thức liên quan trước khi bắt đầu học với đàn guitar
Lợi ích của việc học đàn Guitar:
Nếu kể hết những ích lợi của việc chơi đàn guitar thì cũng không dưới 10 điều, nhưng tôi tâm đắc nhất đó là 3 ích lợi sau :
– Giải trí: không thể phủ nhận lợi ích này của học đàn Guitar nói riêng và cảm thụ âm nhạc nói chung. Khi tâm trạng của bạn buồn cũng như vui, chơi đàn là một trong những cách tốt nhất để xoa dịu nỗi buồn hoặc góp phần cổ vũ cho niềm vui.
– Thông minh hơn: có thể bạn chưa biết, khoa học đã chứng minh người biết chơi đàn guitarđạt kết quả cao hơn trong những cuộc thi hoặc những bài kiểm tra IQ so với những người khác. Và vì thế mà quyết định học chơi đàn của bạn là hoàn toàn đúng đắn.
– Thể hiện phong cách của mình: Nhiều người sẽ không đồng tình với tôi đây là một trong những lợi ích tốt nhất của việc chơi đàn, nhưng tôi thật sự cảm thấy lợi ích này rất thú vị. Những anh chàng hay những cô nàng trông thật cá tính và mạnh mẽ khi họ chơi đàn guitar, cũng vì thế mà họ được chú ý và gây thiện cảm nhiều hơn so với những người khác từ lần gặp gỡ đầu tiên.
Tìm hiểu các nốt trên cần đàn :
Điều đầu tiên cần nói ngay đó là các nốt dây buông trên đàn , ta có như sau :
Theo quy ước, các dây của đàn guitar được đánh số lần lượt như sau:
E(Mí): 1
B: 2
G: 3
D: 4
A: 5
E(Mì): 6
Từ các nốt dây buông này ta có thể tự mình suy luận ra các nốt tiếp theo trên cùng dây đó .
VD : dây Mì , nốt dây buông là Mi ( E ) , ta có : từ Mi lên Fa là nửa cung tương đương với 1 phím đàn , như vậy bấm dịch lên 1 phím đàn ta sẽ có nốt Fa trên dây Mi , từ Fa đến Sol là 1 cung tương đương với 2 phím đàn , vậy từ vị trí nốt Fa bấm dịch lên 2 phím đàn ta sẽ có nốt Sol và cứ thế ta sẽ biết tất cả các vị trí các nốt trên dây Mi .
Và sau đây là tất cả các nốt trên cần đàn guitar :
Lời khuyên nhỏ : ko nên cố gắng học thuộc nốt nhạc trên cần đàn làm gì , như vậy bạn sẽ rất rất mệt mỏi mà hiệu quả lại không cao, lúc đó việc học đàn không phải làm một niềm yêu thích, sự đam mê nữa mà nó lại trở thành một cơn ác mộng,cách tốt nhất là bạn các bạn hãy tự mình suy luận dựa vào các điều đã được ghi ở trên và từ đó tìm ra phương pháp học phù hợp cho bản thân mình.
10 Lời Khuyên Giúp Bạn Luyện Tập Guitar Hiệu Quả Hơn
Bước 1: Luyện tập và luyện tập không ngừng
Đây có vẻ như là một điều mà ai cũng biết, nhưng luyện tập thế nào mới là tốt? Chia nhỏ thời gian và luyện tập xuyên suốt cả ngày? Không! Hãy luyện tập với cường độ thời gian lớn (2-3 tiếng trở lên) và luyện tập không ngừng nghỉ (chỉ nên có những khoảng nghỉ ngắn độ 30 giây-1 phút) để tăng độ dai sức cho tay của bạn. Khi bạn có thể chơi liên tục trong 2 tiếng, thì 1 câu chạy ngón tốc độ cao chẳng là gì so với bạn nữa.
“Nhất định là phải chăm chỉ luyện tập”
Bước 2: Nắm vững lý thuyết
Nhiều người chơi đàn guitar , đặc biệt đàn guitar hiện đại thời nay dựa quá nhiều vào tab, guitarPro và các dụng cụ hỗ trợ khác như youTube, thư viện hợp âm mà bỏ quên đi lý thuyết. Không chỉ lý thuyết về đàn guitar mà cả lý thuyết âm nhạc nói chung (nhạc lý, ký xướng âm.v.v….) là vô cùng quan trọng, đặc biệt sau này nếu bạn chơi chuyên nghiệp. Hãy bỏ thêm thời gian để học lý thuyết, cần thiết lắm đấy nhé
“Học lý thuyết quan trọng như học chữ vậy, đừng là một người chơi nhạc mù chữ”
Bước 3: Luyện kỹ thuật
Luyện kỹ thuật là điều khỏi phải bàn cãi. Hammer on, pull off, bend, slide, sweep, shred, slide,vv, tất cả đều là những kĩ thuật cần thiết cho một guitarist chuyên nghiệp. Hãy luyện kỹ thuật hàng ngày, và chỉ nên tập trung 1 kĩ thuật trong 1 buổi tập. Nhưng cũng đừng quá tập trung vào 1 kĩ thuật mà bỏ bê các kĩ thuật khác.
“Có kỹ thuật tốt sẽ giúp bạn tự do thể hiện ý tưởng âm nhạc”
Bước 4: Chạy thang âm
Rất nhiều người chơi không thích chạy gam hay thang âm mà thích đánh những câu lick hay riff nổi tiếng hơn. Đó là một quan niệm sai lầm. Gam hay thang âm không chỉ giúp bạn nhớ được những nốt cần đánh khi solo, những hợp âm cần dùng khi đệm, mà nó còn giúp bạn tạo được cảm giác trên cần đàn. Với những câu chạy ngón tốc độ cao, chạy gam sẽ giúp bạn lướt phím tốt hơn rất nhiều. Hãy chạy từ những gam đơn giản như trưởng, thứ, ngoài ra thì bạn có thể chạy thêm những thang âm khác như ngũ cung hay thang âm dân ca.
“Chạy thang âm giúp kết nối tay bạn với đàn”
Bước 5: LUÔN sử dụng metronome (máy đập nhịp) khi tập
Metronome khiến nhiều người khó chịu với tiếng tíc tắc đều đều của nó, đặc biệt ở tốc độ cao. Thế nhưng metronome lại là một trong những vật dụng hữu ích nhất trong tập luyện. Metronome không chỉ cho bạn biết bạn chơi đúng tốc độ và tiết tấu hay không, nó còn tăng khả năng cảm nhịp và tốc độ của bạn. Nếu bạn đã quen với việc chơi với metronome, thì sau này khi đánh band bạn sẽ không gặp vất vả làm quen với nhịp trống nữa.
“Metronome giúp ích cho bạn rất nhiều, đừng bỏ quên nó trong khi luyện tập”
Bước 6: Tự biết mình thích gì
Điều này nghe có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng nhiều người chơi bị ôm đồm quá nhiều thứ cho mình. Họ luyện tập quá nhiều kĩ thuật, quá nhiều thể loại cùng một lúc và mong sẽ đạt được thành tựu ở tất cả. Bạn không thể ăn quá nhiều khi bạn có 1 cái dạ dày nhỏ bé được. Bạn phải tự biết chọn cho mình thể loại mình thích (nhạc hiện đại, nhạc cổ điển, đệm hát, v.v…) và tập trung vào đó nhiều hơn các thể loại khác. Điều này cũng giúp bạn mua đồ cho mình tốt hơn và sử dụng hợp lý tài chính của mình hơn.
“Bạn thích Pop, Rock, Funk hay Blue & Jazz…???”
Bước 7: Có một ai đó để đặt mục tiêu
Bạn cũng nên có một ai đó để đặt mục tiêu cho chính mình. Không cần là một người nổi tiếng, đó có thể là thầy của bạn, hoặc anh học cùng lớp đàn vốn chơi đàn rất siêu, hay một ai đó giỏi đàn guitar mà bạn biết. Có thể mục tiêu đó hơi xa vời (trong trường hợp đó là những người rất nổi tiếng) nhưng ai đánh thuế ước mơ chứ? Có một mục tiêu sẽ khiến bạn hăng say luyện tập hơn, và tạo cảm hứng cho bạn trong luyện tập nữa.
“Sungha Jung – thần đồng Guitar Hàn Quốc hiện đang là thần tượng của nhiều bạn trẻ”
Bước 8: Đừng để những người chơi tốt hơn làm bạn tự ti
Rất nhiều bạn khi gặp những người chơi tốt hơn hẳn đã cảm thấy tự ti và không muốn tiếp tục luyện tập nữa, thậm chí muốn “đập đàn”. Đừng như vậy! Hãy để họ trở thành nguồn cảm hứng và động viên cho bạn để tiếp bước trên con đường luyện tập của mình.
“Đừng vì thấy những người khác tốt hơn mà “đập đàn” bạn nhé”
Bước 9: Đừng sợ thể hiện mình
Có nhiều bạn khá sợ sai khi chơi đàn, đặc biệt khi chơi với band nhạc hoặc jam, nên thường tránh hoặc từ chối tham gia. Đây là một quan niệm sai lầm. Bạn có sai thì bạn mới có đúng. Hãy thể hiện mình một cách tự tin, hãy cho họ thấy bạn không tồi chút nào. Ngoài ra, đừng nên chỉ chăm chú đánh nốt, hãy thể hiện cảm xúc của bạn khi chơi, đặc biệt là trên sân khấu.
“Tự tin thể hiện mình rất quan trọng”
Bước 10: Đừng bao giờ bỏ cuộc
Nếu bạn tự nghi ngờ bản thân vì bất kì lý do gì thì cũng đừng bỏ cuộc. Bạn sẽ chơi tốt hơn nhiều nếu bạn bỏ thời gian, công sức và sử dụng 10 bước này. Nếu thực sự bạn không thích chơi đàn guitar , có thể bạn không hợp với nhạc cụ này. Hãy thử tìm một nhạc cụ khác xem sao? Và đừng quên, giọng hát của bạn cũng là một nhạc cụ đấy.
“Dù sắp chết cũng phải cố gắng, huống chi là một vài khó khăn nhất thời trong luyện tập phải không bạn”
Sau thời gian ngắn, các bạn đã có thể đệm hát được những bài hát mà mình yêu thích thôi. hãy liên hệ với trung tâm chúng tôi để tìm được một gia sư tốt nhất nhé!!
Chúc các bạn thành công!!!!
Quý bậc phụ huynh và các bạn có nhu cầu tìm gia sư tại nhà liên hệ vào đường dây nóng : 0913 150 242 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT để nhận được sự tư vấn trực tiếp.
Bạn có nhu cầu về gia sư dạy kèm tại nhà, bạn hãy đến với trung tâm gia sư tài năng trẻ của chúng tôi. Điều đó giúp bạn chủ động hơn trong thời gian và chi phí bạn bỏ ra cũng rất hợp lý so với những kiến thức mà bạn nhận được. Đừng chần chừ mà hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những giảng viên chất lượng nhất, hiệu quả mang lại hài lòng nhất.
Gia sư Tài Năng Trẻ sẽ dựa vào sức học của học sinh điều chỉnh giáo trình cho hợp lý, giúp lấy lại kiến thức căn bản đối với những học sinh bị mất căn bản, đối với những học sinh khá giỏi gia sư của chúng tôi sẽ bồi dưỡng và nâng cao hơn để học sinh có thể hiểu bài sâu hơn và đạt điểm cao trong những kỳ thi.
Bên cạnh đó, Trung tâm gia sư tài năng trẻ rất hân hạnh và mong muốn được cộng tác lâu dài với tất cả các giáo viên, sinh viên có chuyên môn về các lĩnh vực đàn guitar , hiện đang sinh sống trong và ngoài đia bàn Thành Phố Đà Lạt như các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Tà Nung, Trạm Hành, Xuân Thọ, Xuân Trường....các thành phố lớn như: TPHCM ,Hải Phòng, Hà Nội, Nha Trang, Huế, Vinh, Đắk Lak, Cần Thơ, Đồng Nai, Biên Hòa, Bình Dương, Đà Nẵng, Vũng Tàu,.........Có chuyên môn vững chắc, có niềm đam mê và nhiệt tình với các học viên, kỹ năng truyền đạt tốt…..(ưu tiên các giáo viên, sinh viên đã có kinh nhiệm giảng dạy, các bạn sinh viên đỗ ĐH với số điểm cao hoặc tốt nghiệp ĐH, CĐ trình độ khá giỏi, có niềm đam mê với nghề sư phạm…).
Đăng ký làm gia sư của trung tâm, các anh chị và các bạn đăng kí tại đường link:http://giasutainangtre.vn/dang-ky-day.html (Đăng ký đầy đủ thông tin để được tuyển chọn làm gia sư của trung tâm)
Giáo viên, sinh viên xem lớp tại đường link facebook: https://www.facebook.com/giasutainangtre/ để xem lớp hiện có.
Mọi chi tiết liên hệ:
HOTLINE: 0913 150 242 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn
Tin khác
- Giáo viên dạy kèm tiếng Nhật tại nhà
- Học kèm tiếng Nhật tại nhà
- Học kèm tiếng Thái ở quận Ba
- Gia sư tiếng Thái tại Quận Hai
- Gia sư tiếng Thái tại Quận Một
- Gia sư dạy đàn organ tại nhà ở Hồ Chí Minh cho trẻ em
- Học kèm đàn organ tại nhà ở Hồ Chí Minh
- Dạy đàn piano tại nhà ở Hà Nội
- Dạy đàn guitar tại nhà ở Hà Nội