HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

090 333 1985
09 87 87 0217 

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"

ĐĂNG KÝ DẠY
Tại đây
ĐĂNG KÝ HỌC
Tại đây

Giáo dục

Thứ 3, 17/5/2016 | 22:40 GMT+7

Chàng trai học tới lớp 3 chưa biết đọc trở thành tiến sĩ

Làm công việc nặng nhọc nhưng mức lương chẳng đáng bao nhiêu, anh Phan Văn Hưng tự nhủ phải theo đuổi con đường học vấn bằng mọi giá để đổi đời.
Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên từ nhỏ, anh Phan Văn Hưng (30 tuổi, nguyên quán Ninh Bình) phải tự túc mọi việc. Không muốn đi học, lại thiếu người quản thúc nên sức học của cậu học trò nghèo đứng vào dạng yếu của lớp. Thậm chí, đến lớp 3, Hưng vẫn chưa biết đọc. Suốt những năm phổ thông, thành tích của nam sinh cũng chỉ ở mức trung bình, không có gì nổi bật.

"Nhiều khi nhìn bạn bè nhận giấy khen, danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, tôi cũng có chút tủi thân và tự ti về khả năng của bản thân. Nhưng sau đó tôi quên nhanh chóng và cũng không đầu tư nhiều cho việc học", anh nhớ lại.

Nhìn cảnh bố mẹ vất vả mưu sinh nên ngay từ lớp 10, ngoài việc học, chàng trai trẻ còn tranh thủ đi làm thêm. Không ngại vất vả, Hưng nhận làm phụ hồ, thợ sơn hay bất cứ công việc gì, miễn là có tiền. Đi làm vất vả, anh nhận ra, để kiếm được đồng tiền không dễ dàng, nhất là với những công việc lao động phổ thông.

"Nhiều đêm đi làm về mệt, tay chân rã rời, tôi đã rơi nước mắt. Tôi nhận ra rằng học là con đường tốt nhất nhất để có công việc và cuộc sống tốt hơn. Từ đó tôi mới thay đổi suy nghĩ và có kế hoạch cho việc học tập để thực hiện ước mơ của mình", anh Hưng chia sẻ.

Nhờ những nỗ lực của bản thân, anh đậu vào một trường Đại học ở TP HCM. Sống ở thành phố lớn, chàng trai nhận thấy bản thân còn trẻ, cần học hỏi thêm, phải đón nhận thử thách, cơ hội mới nên quyết định du học Hàn Quốc - một trong những nước công nghiệp có nền kinh tế phát triển bậc nhất châu Á. Sau khi được sự đồng thuận từ gia đình, anh sang Hàn Quốc học kinh tế.

Từ một học sinh có thành tích kém, anh Phan Văn Hưng đã cố gắng để trơt thành vị tiến sĩ trẻ về kinh tế và là Hiệu trưởng của học viện kinh tế sáng tạo

Quyết tâm là vậy, nhưng những năm đầu ở xứ kim chi, anh nếm trải không ít khó khăn. Để có tiền trang trải chi phí học tập, chàng trai người Việt chọn hình thức vừa học vừa làm. Dù đi làm vất vả, nhưng đến giờ học, anh vẫn cố gắng đến lớp để theo kịp chương trình.

"Xác định học là chính, tôi dành nhiều thời gian cho nó. Tuy kiến thức sách vở có phần sáo rỗng nhưng rất quan trọng, cơ bản là mình phải biết kết hợp lý thuyết với thực hành. Tôi may mắn được làm thông dịch, kết nối dự án cho các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Huyndai và các bộ ngành của chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam nên ngoài việc kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế", anh nói.

Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, anh tiếp tục bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh ở một trường đại học của Hàn Quốc. Anh còn là hiệu trưởng Học viện kinh tế sáng tạo, Giáo sư danh dự khoa Quản trị kinh doanh Đại học Southwest (Mỹ). Anh đồng thời tham gia tổ chức lãnh đạo nhiều hoạt động, phong trào xã hội của cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc.

Học xong, anh nhận được nhiều lời mời làm việc với mức lương hấp dẫn của các công ty lớn ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhận thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc có ý định đầu tư vào Việt Nam nên nhu cầu làm việc, du học sẽ gia tăng, anh mong muốn trở về Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm của mình giúp các bạn trẻ làm việc cho các công ty của Hàn hay đi du học tốt hơn.

Năm 2015, tiến sĩ trẻ này thành lập Học viện kinh tế sáng tạo với mục đích xây dựng mô hình kết hợp giữa trường đại học và doanh nghiệp với tên gọi mô hình 1+1 (giáo dục, doanh nghiệp). Anh cũng có kế hoạch đến năm 2020 sẽ xin cấp phép thành lập trường Đại học dựa trên nền tảng của Học viện Kinh tế Sáng tạo.

Theo anh, nếu thực hiện mô hình này ở Việt Nam, chúng sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất, có nguồn tài chính để đầu tư cho nghiên cứu khoa học, kỹ thuật từ nguồn thu các dự án làm theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Ngược lại, công ty cũng có nguồn lực chất xám từ các trường đại học thông qua những dự án trên để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh. Còn sinh viên có môi trường học đi đôi với hành tốt hơn.

"Điều kiện tiên quyết của việc du học chính là học tốt ngoại ngữ, do đó Học viện đang tập trung vào việc trang bị cho học viên chuẩn bị tốt cả về ngôn ngữ lẫn những kiến thức cần thiết về văn hóa. Học viện cũng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt cho những người Hàn Quốc làm việc ở Việt Nam, tuy nhiên việc hiểu rõ môi trường làm việc, học tập sẽ giúp mọi người đạt kết quả tốt hơn", hiệu trưởng Hưng chia sẻ.

Đánh giá Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giáo dục, anh cho rằng cách đây chỉ 5-6 năm khi công nghệ chưa phát triển mạnh mẽ và phổ cập như hiện nay thì việc xây dựng một môi trường học tập tốt còn nhiều trở ngại. Tuy nhiên, hiện nay điều này hoàn toàn có thể làm được, do vậy việc phổ cập phương pháp đào tạo 1+1 rộng rãi là cần thiết để mọi người có điều kiện được tham gia nhiều hơn.

 
( Nguồn từ : www.vnexpress.net )
Chia sẻ: