HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"
Giáo dục
Thứ 3, 25/8/2015 | 10:2 GMT+7
GS Ngô Bảo Châu Bộ Giáo dục phải cải tiến công nghệ cho mùa xét tuyển sau
Đánh giá việc đổi mới thi cử năm nay là thành tích đáng kể, GS Ngô Bảo Châu đồng thời góp ý việc thông báo điểm, phương cách chọn trường, trục trặc kỹ thuật gây ra nhiều mệt mỏi thậm chí hoảng loạn cho thí sinh và phụ huynh.
Tại buổi họp báo trước "Tọa đàm về phương pháp giáo dục, làm thế nào để chuyển lửa..." tối 24/8, GS Ngô Bảo Châu trả lời câu hỏi của báo chí về quan điểm của ông đối với kỳ thi THPT quốc gia.
|
GS Ngô Bảo Châu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Dương Triều. |
- Ông nhận xét thế nào về kỳ thi THPT quốc gia, tuyển sinh vào đại học, cao đẳng đợt 1 mới kết thúc?
- Năm ngoái tôi phát biểu quan điểm về việc thi tốt nghiệp phổ thông. Lý do làm tôi nghĩ nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông là những biểu hiện thiếu trung thực ở kỳ thi này trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng kiểm tra chất lượng dựa vào một quá trình thì tốt hơn là vào một cuộc thi, cho nên học bạ, điểm học trong năm là đủ để quyết định việc lên lớp và tốt nghiệp. Bây giờ tôi vẫn nghĩ như thế.
Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giữ phương án gộp kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và kỳ thi tuyển sinh đại học thành một kỳ thi quốc gia, tôi đã mường tượng ra sự phức tạp. Tôi vẫn ngờ rằng có thể có phương án thi và tuyển sinh ít phức tạp hơn, song tôi thấy cần phải ghi nhận cố gắng của Bộ Giáo dục trong việc đảm bảo cho sự trung thực của kỳ thi năm nay. Nếu so sánh với những năm trước, có thể coi đây là một thành tích đáng kể.
Việc thông báo điểm, phương cách chọn trường của thí sinh, tuyển sinh của các trường đại học, gặp một số trục trặc gây ra nhiều mệt mỏi, thậm chí tâm lý hoảng loạn ở một số thí sinh và phụ huynh. Chắc chắn những năm tới, Bộ Giáo dục sẽ phải cải tiến nền tảng công nghệ, phương án kỹ thuật nếu tiếp tục duy trì việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia cho việc tuyển sinh đại học.
- Đợt xét tuyển vừa qua cho thấy nhiều thí sinh coi trọng việc đỗ đại học hơn khả năng và sở thích của mình. Vậy các em có nên thay đổi giấc mơ của mình hay tạm chấp nhận thực tại?
- Vì một số trục trặc trong tuyển sinh nên một số thí sinh muốn đỗ đại học không nhất thiết phải vào ngành mình mong muốn, đó là điều đáng tiếc. Tôi hy vọng trong quá trình học, trường đại học cho phép các em được chuyển ngành, chuyển khoa để được học những ngành mà các em ưa thích.
- Lời khuyên của giáo sư cho những thí sinh trượt đại học năm nay?
- Hôm trước Viện nghiên cứu cao cấp về Toán đã hỗ trợ để sinh viên tổ chức thi toán mô hình cho học sinh. Tôi về nước và được tham gia buổi chấm điểm cuối cùng, trong đó có những bài toán về trồng cây, tưới cây. Tôi thấy có những bạn chuyên toán, yêu toán thích toán, nhưng không quan tâm đến tưới cây. Có những bạn chưa giỏi toán lắm nhưng lại quan tâm đến việc làm sao tưới cây tốt nhất. Những bạn này đưa ra lời giải không hoàn hảo về toán học, nhưng rất độc đáo về tưới cây.
Cuộc sống cần nhiều phẩm chất khác nhau. Giáo dục chúng ta hướng tới cần phải đa dạng để cho mỗi đứa trẻ phát triển phẩm chất của nó. Giáo dục cho phép phẩm chất đó được thể hiện để khi lớn lên phẩm chất của đứa trẻ trở thành một tác phẩm nào đó cho cuộc đời sau này.
Tàn dư của xã hội phong kiến say sưa bằng cấp dẫn đến việc mọi người đều coi trọng bằng đại học. Nhưng một bạn trẻ hoàn toàn có cuộc sống, công việc đem lại niềm vui, tự hào không nhất thiết phải có bằng đại học.
- Việt Nam có nhiều người giỏi về Toán học, nhưng hiện nhiều người trẻ đã từ bỏ vì lý do công việc sau này. Giáo sư có giải pháp nào để hỗ trợ các em theo đuổi đam mê?
- Các nhà toán học nổi danh trên thế giới là người Việt Nam có rất nhiều. Những đồng ngiệp trẻ như tôi có sự nghiệp rất tốt tại các trường đại học, có những đồng nghiệp trẻ hơn cũng có sự nghiệp rất rạng rỡ.
Đúng là có thực tế hiện có nhiều học sinh có năng khiếu trong lĩnh vực toán học nhưng chọn việc khác. Đó là điều không may. Bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp đều cố gắng vì toán học nước nhà. Những gì chúng tôi làm hiện nay là sáng lập Viện nghiên cứu mới, tổ chức các khoá học bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, tìm kiếm và cấp học bổng để học sinh yêu toán có nhiều cơ hội hơn, tham gia trao đổi tại nước ngoài. Mục tiêu của chúng tôi là giải quyết thực trạng đáng buồn hiện nay.
Tôi nghĩ trong cuộc sống có những điều không may xảy ra, những điều chúng ta nên làm là làm những gì có thể để các bạn yêu khoa học được thực hiện giấc mơ của mình. Tôi luôn làm việc với tinh thần đó, có nhiều người nữa như anh Vũ (giáo sư Dương Nguyên Vũ, Giám đốc Viện John Von Neumann, Đại học Quốc gia TP HCM) cũng phấn đấu làm việc này để khuyến khích các bạn trẻ.
- Nhiều người cho rằng bỏ khối chuyên toán cấp 2 ở Việt Nam là điều đáng tiếc? Quan điểm của GS Ngô Bảo Châu và Cédric Villani như thế nào? - GS Ngô Bảo Châu: Không chỉ mình tôi mà rất nhiều người trong cộng đồng toán học đều tỏ sự phiền lòng vì quyết định bỏ hệ thống chuyên cấp 2. Tôi cảm giác có quan niệm chung của xã hội và để dấu ấn trong Bộ Giáo dục rằng học sinh chuyên là gà chọi. Tôi thấy đó là quan niệm phiến diện. Tôi biết những người học sinh chuyên toán và tôi không thấy họ là gà công nghiệp tí nào. Quan niệm của tôi là trong điều kiện cho phép, xã hội chúng ta tạo điều kiện cho những em có phẩm chất nhất định phát triển phẩm chất đó. Nhiều người nói ở Pháp, Mỹ không có trường chuyên, đó là sai lầm. Ở Pháp có trường chuyên tuyển sinh gắt gao, chương trình học nặng, có sự tranh thi đua lớn. Sau này trường đó có hơn 80 học sinh được giải Nobel. - GS Cédric Villani: Ở Pháp cũng có tranh luận về trường chuyên. Bình luận thứ nhất là chúng ta yêu cầu học sinh học chuyên quá sớm và sợ các em chỉ biết môn chuyên đó. Lời bình luận thứ hai là trường chuyên khiến những học sinh này bị tách biệt với xã hội, khó hoà nhập với những thành phần khác. Nhưng thực tế, trường chuyên giúp các bạn trẻ tập trung vào môn học mũi nhọn, phù hợp với đam mê. Động cơ và niềm đam mê bao giờ cũng quan trọng hàng đầu, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên - người truyền tải kiến thức cho học sinh. Vì vậy, lớp chuyên giúp chúng ta nuôi dưỡng sự đam mê rất tốt. Có khía cạnh chúng ta nói tới đó là tính trừu tượng của toán lý thuyết. Nếu như học sinh mà muốn học những gì cụ thể hay thực tiễn thì cũng tốt, chúng ta có thể khuyến khích. Trong những lớp chuyên chúng ta hoàn toàn học tốt về cả lý thuyết và thực hành. Chúng ta cần có sự trộn lẫn hài hoà giữa hai điều này, có thể áp dụng tốt ở lớp chuyên. |
(nguồn từ www.vnexpress.net)
Từ khóa tìm kiếm: học đàn piano tại nhà, dạy đàn piano tại nhà, gia sư piano tại nhà, can học piano tai nha, giáo viên dạy piano tại nhà
Tin khác
- Hà Nội: Tập dượt thi THPT quốc gia 2017
- Cuộc sống mới của “thần đồng” 2 tuổi biết đọc, 3 tuổi biết làm Toán
- Lựa chọn sai cánh cửa vào đời, thí sinh có thể phải trả giá
- Hà Nội sẽ kiểm tra kiến thức toàn bộ học sinh lớp 12
- Đại học rộng cửa, lừa lựa bước chân
- Thầy giáo 8X tâm huyết với chuyên khoa tâm thần
- Sinh viên Bách khoa Hà Nội ra trường có lương từ 3 đến 60 triệu/tháng
- Học sinh cấp 3 chế tạo thiết bị giới hạn tốc độ xe đạp điện
- Muốn đăng ký xét tuyển vào trường quân đội phải nộp bao nhiêu bộ hồ sơ?