HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"
Nghề nghiệp
Thứ 4, 3/8/2016 | 15:28 GMT+7
“Nhìn xa trông rộng” trước khi nghỉ việc
Đừng nghĩ đưa đơn thôi việc là bạn sẽ “rũ bỏ” mọi vấn đề, trước khi thuyên chuyển sang nơi làm việc mới, bạn nên suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định.
Nghĩ lâu dài
Đừng nghĩ đến việc “qua cầu rút ván”, có thể việc đổ lỗi cho sếp và đồng nghiệp trước thời điểm ra đi sẽ làm bạn thỏa mãn, nhưng lại làm hỏng một mối quan hệ mà bạn sẽ không thể lấy lại được. Bạn không chỉ cần sếp cũ như một người giới thiệu uy tín mà đôi khi bạn vẫn tình cờ gặp lại họ - những người đồng nghiệp và quản lý cũ của mình trên đường phố.
Nếu bạn có một cuộc thông báo xin việc theo đúng nguyên tắc, bạn có thể chia sẽ những bất bình với phòng quản lý nhân sự. Tuy nhiên, phải đảm bảo quá trình nghỉ việc diễn ra một cách nghiêm túc. Sẽ không khôn ngoan chút nào nếu bạn trình bày sự bất mãn công việc trước khi ra đi chỉ trong vài câu ngắn ngủi.
Nghĩ thấu đáo
Xin thôi việc có thể là sự việc nhạy cảm với cả bạn và sếp. Khi bạn nói với sếp rằng bạn sẽ nghỉ làm, điều đó có nghĩa là bạn đang “tuyên bố” “sa thải” sếp khỏi vị trí người quản lý. Sếp có thể sốc, giận dữ hoặc phản kháng. Ngòai ra, sếp bạn phải trả lời cấp trên lý do tại sao bạn quyết định thôi việc. Mặc dù sự căng thẳng giữa bạn với sếp là nghiêm trọng nhưng khi thông báo nghỉ làm, bạn phải giữ bình tĩnh và thể hiện sự chuyên nghiệp. Bằng cách nghỉ việc, bạn đã phần nào “trả thù” được người sếp mà bạn không ưa. Vì sếp sẽ phải tìm một ai khác thay thế chỗ bạn để trống, đào tạo người mới và chờ đợi cho đến khi họ thực sự quen với công việc.
Nghĩ về sau
Nên viết đơn nghỉ việc ngắn gọn và đi vào điểm chính, cũng như đưa ra ngày cụ thể chính thức nghỉ làm. Đừng gửi đơn nghỉ qua thư điện tử, mà đưa cho một người đồng nghiệp đáng tin cậy. Nên biết rằng một khi đã gửi đơn thôi việc, bạn có thể được yêu cầu dọn dẹp bàn làm việc ngay lập tức. Do đó, hãy sắp xếp mọi thứ cần thiết một tuần trước khi nghỉ việc như địa chỉ thư điện tử, danh thiếp kinh doanh của khách hàng, đồng nghiệp và người quản lý cũng như các thông tin về dự án bạn đang đảm nhiệm…Một khi bạn để lại chỗ làm cũ, những thông tin đó sẽ không thể sử dụng lại được nữa.
Nghĩ tích cực
Nếu công việc hiện tại của bạn thực sự là một gánh nặng khó chịu, thì việc “xách túi ra đi” là một cách bắt đầu xây dựng một hình ảnh hiệu quả. Thế nhưng không nên than phiền về công việc cũ, vì sếp và đồng nghiệp mới không hề muốn nghe những lời phàn nàn ấy, thậm chí điều này sẽ khiến bạn xấu đi trong mắt mọi người. Thêm vào đó, bạn đã có một việc làm mới, tại sao lại không vui vẻ tự chúc mừng mình nhỉ. Hãy thực hiện quá trình từ chức một cách chuyên nghiệp và tiến đến một “cách cửa mới” đang chờ đón bạn nhé.
(Nguồn:http://careerbuilder.vn/)
Tin khác
- Tuyển nhân viên làm việc tại văn phòng Tài Năng Trẻ
- Những kỹ năng “cần” cho “ma mới”
- 10 lời khuyên dành cho “seller”
- Ra đi trong vinh dự
- Những mẫu câu hỏi phỏng vấn cho vị trí quản lý
- Kỹ năng để thành công
- Môi trường làm việc lý tưởng
- Về hưu – Bạn đã nghĩ đến chưa?
- Nhận biết và điều trị stress do công việc