HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

090 333 1985
09 87 87 0217 

"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"

ĐĂNG KÝ DẠY
Tại đây
ĐĂNG KÝ HỌC
Tại đây

Nghề nghiệp

Thứ 6, 29/7/2016 | 10:46 GMT+7

8 bước để bắt đầu một công việc mới

Bạn đang nghĩ mình cần phải thay đổi nghề nghiệp, nhưng không biết phải bắt từ đâu? Nếu vậy hãy tham khảo 8 bước sau đây:

1. Đánh giá lại chính mình

Việc thay đổi nghề nghiệp cần được bắt đầu từ chính bạn. Trước khi có bất kỳ một quyết định nào, hãy tự đánh giá lại mình đang ở đâu, mình có thể làm được những gì,… Xác định những sở trường, sở đoản cũng như thiết lập các mục tiêu cụ thể cho chính mình

2. Kiểm tra lại những khả năng của bạn

Hãy tự làm một bảng đánh giá – một cách khách quan – những khả năng hiện có của bạn. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, quản lý, lãnh đạo, phân tích vấn đề v.v…những kỹ năng nào sẽ hữu ích nhất cho bạn trong công việc mới (ít nhất là công việc mà đang có ý định hướng đến).

Trước khi bắt đầu việc tìm kiếm công việc mới cho mình, hãy hoàn thành cho xong danh sách kỹ năng này, để từ đó xác định công việc phù hợp nhất với mình – dựa trên mức độ phù hợp giữa khả năng của bạn với yêu cầu của công việc mới. Đồng thời từ danh sách này bạn cũng hãy xác định cho được những kỹ năng nào của mình sẽ “hấp dẫn” được nhà tuyển dụng để có thể thành công ngay khi bạn có ý định chuyển đổi nghề nghiệp.

3. Xác định những kỹ năng cần thiết trong công việc mới

Có thể sẽ có một số khả năng (và cả kinh nghiệm) mà bạn đang có không phù hợp với công việc mới, hoặc vị trí – công việc mà bạn sắp nhận tới đây sẽ có một số yêu cầu mà bạn không có. Vì vậy, hãy xác định cho được những kỹ năng cần thiết và quan trọng của lĩnh vực mới để bạn có thể bổ sung kịp thời những gì mình còn thiếu. Bạn có thể tham khảo trên các chuyên mục tuyển dụng hoặc các bài trên các cẩm nang dành cho người lao động. Làm sao để kết quả cuối cùng là bạn có thể bắt đầu với lĩnh vực mới một cách hiệu quả, không phải gặp quá nhiều khó khăn và trở ngại – ít nhất là về phía mình.

4. Tự rèn luyện

Một khi bạn đã xác định được điều gì là cần thiết để có thể đạt được thành công, bên cạnh trình độ chuyên môn, kiến thức của mình hãy nhanh chóng tự trau dồi những điều ấy cho mình. Bạn có thể tìm hiểu trực tiếp thông qua những công việc bán thời gian, các hoạt động tình nguyện hoặc các khóa học, huấn luyện của doanh nghiệp... Việc tự trang bị kiến thức cho mình là một trong những yếu tố có tính quyết định, giúp bạn thành công khi nhảy việc.

Tuy nhiên, để đạt sự chuyên nghiệp trong bất kỳ một lĩnh vực nào – nhất là một lĩnh vực mới hoàn toàn đối với bạn - việc tự học, tự rèn luyện bản thân thôi chưa đủ. Chúng chỉ có thể giúp bạn ứng phó lúc ban đầu, còn để thành công bạn phải sắp xếp thời thời gian để đến trường, trở lại với những lớp đào đạo bài bản. Hoặc nếu không có thời gian đến trường lớp, bạn có thể đăng ký học trực tuyến, lớp học từ xa v.v… Đó là những phương thức đào tạo rất thích hợp cho những người đang muốn vừa làm vừa học như bạn.

5. Viết lại Resume

Việc thay đổi một nghề nghiệp đòi hỏi ở bạn rất nhiều những điều mới mẻ, không chỉ về vấn đề chuyên môn, kỹ thuật mà cả những “kỹ năng mềm”. Ngay cả trong Resume (hồ sơ xin việc) của mình cũng có rất nhiều thứ phải thay đổi: từ tiêu đề hồ sơ, nội dung trình bày, cách trình bày, … Mỗi công việc đều có những nét đặc thù riêng, tính chất riêng vì vậy khi tạo hồ sơ ứng tuyển cho một công việc bạn cần biết cách thể hiện sao cho các nhà tuyển dụng cảm thấy ưng ý ngay khi đọc hồ sơ. Nói khác đi, hồ sơ cho mỗi công việc là khác nhau. Nếu bạn đang có ý định nhảy sang một lĩnh vực mới, hãy viết lại một Resume mới cho mình.

Có thể bạn sẽ cho rằng: khả năng, kinh nghiệm của mình là như vậy, sao có thể viết khác đi được? Đúng là như vậy, nhưng không phải công việc nào cũng đều có những yêu cầu giống nhau. Và mục đích của việc viết lại Resume là nhằm nhấn mạnh hoặc lượt bỏ những kỹ năng phù hợp và không phù hợp cho từng loại từng công việc. Bạn không thể chỉ viết một hồ sơ duy nhất để ứng tuyển cho tất cả các công việc mà bạn muốn.

6. Kết nối thông tin

Tìm việc để thay đổi nghề nghiệp không giống với việc tìm một công việc hoàn toàn mới. Nhưng cách thức tìm kiếm thì hầu như không thay đổi: bạn có thể tìm kiếm từ những thông tin đăng tuyển ở các báo, tạp chí, website tuyển dụng, trung tâm dịch vụ việc làm, … thậm chí bạn còn thể tận dụng mối quen biết từ các đồng nghiệp cũ của mình. Nói chung, việc kết nối thông tin để nhảy việc sẽ không khác mấy so với khi bạn tìm công việc đầu tiên.

7. Linh hoạt.

Bạn đặt cho mình một mục tiêu khá cao, nhưng nếu không được như ý mình thì cũng hãy linh động chấp nhận một vị trí khác nếu cảm thấy đây là công việc có tiềm năng. Có thể ban đầu bạn sẽ chưa có được sự tin cậy của nhà tuyển dụng, bạn sẽ phải chấp một công việc có vị trí khiêm tốn (và lương cũng khiêm tốn!). Nhưng, theo thời gian bằng khả năng thực tế của mình, cũng như những hiệu quả lớn lao mà bạn đã mang lại cho công ty, sẽ không khó để bạn có được một vị trí hay một công việc theo đúng như mong muốn. Vậy nên, hãy linh động trong mọi tình huống, không chỉ trong cuộc sống mà còn trong bước đường tìm việc.

8. Ra đi một cách lịch sự

Cuối cùng thì bạn cũng đã tìm được công việc mới, bạn đã được giải phóng khỏi công việc chán ngắt kia, và không phải đụng độ với “ông” sếp cũ khó chịu nữa. Bạn nghĩ rằng đây là lúc có thể nói lên được tất cả những khó chịu, những bực tức mà bạn đã phải chịu đựng trong suốt thời gian qua? Không nên như thế. Các nhà chuyên môn cho rằng: Dù trong bất cứ tình huống nào, bạn cũng nên duy trì mối quan hệ với sếp cũ, công ty cũ tốt nhất có thể. Bởi vì, biết đâu sẽ có lúc bạn cần đến sự giúp đỡ của họ, thậm chí là quay về làm việc lại… Dù không phải như thế, việc duy trì một mối quan hệ nghề nghiệp luôn có lợi cho bạn trong quá trình xây dựng sự nghiệp.

(Nguồn:http://careerbuilder.vn/)

Chia sẻ: