HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"
Làm cha mẹ
Thứ 3, 22/12/2015 | 17:36 GMT+7
Dạy trẻ kiềm soát cơn giận
Trong khi người lớn giận dữ còn biết cách dùng lý trí để kiểm soát cơn giận của mình thì trẻ con thường không làm được điều đó và hay có những hành động tiêu cực.
Khi tôi và chồng ly thân, con gái tôi phải vật lộn với những cơn giận dữ của bản thân bởi bé chỉ mới ba tuổi, quá nhỏ để hiểu được điều đó. Quá trình ly thân ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm lý của những đứa trẻ đang độ tuổi chuẩn bị đi học.
Vì vậy, chúng tôi đã tìm ra một vài biện pháp để giúp bé điều khiển và xử lý các cảm xúc của mình. Hãy thử dạy bé của bạn 6 "chiến lược" giải toả cơn giận dữ mà không phải đập phá đồ đạc hay làm một hành động đáng trách nào khác nhé!
Lưu ý trước khi dạy trẻ kiểm soát cơn giận dữ:
Trước khi dạy trẻ cách kiềm chế các cơn nóng giận, bạn cần lưu ý 3 điều sau đây:
- Chỉ trao đổi khi trẻ đã bình tĩnh: Đừng dạy con bạn kiềm chế cơn giận dữ khi chúng đang nổi loạn. Sau khi cơn giận của trẻ qua đi, bạn mới nên tìm cách nói chuyện, chia sẻ cảm xúc với trẻ.
- Bạn là tấm gương cho trẻ: Trẻ con luôn quan sát và học hỏi từ cha mẹ. Bạn nên thể hiện cho trẻ thấy khả năng kiểm soát cơn giận giữ của mình. Hãy nhớ rằng, những đứa trẻ tin những điều bạn làm hơn những gì bạn nói.
- Nhắc nhở, nhắc nhở và nhắc nhở: Nếu con bạn giận dữ, mất kiểm soát và quên thực hiện những biện pháp kiềm chế mà bạn đã dạy cho chúng, hãy đợi cho đến khi trẻ nguôi ngoai, kéo chúng lại gần và dùng những lời lẽ êm tai để nhắc nhở trẻ các kỹ năng có thể sử dụng thay vì mất kiểm soát.
1. Đếm ngược cho đến khi bình tĩnh lại
Thật sự khó khăn để không phải gào lên hay la hét khi cơn nóng giận đang bùng phát trong người, nhưng nếu bạn dạy trẻ đếm ngược thật chậm trong khi đang nóng nảy, điều này sẽ giúp cho trẻ có một khoảng thời gian ngắn để bình tĩnh hơn trước khi đưa ra quyết định hay hành động gì.
2. Hãy ôm cha mẹ
Nếu đứa trẻ của bạn đã sẵn sàng học cách kiểm soát cảm xúc của mình, hãy nói với chúng: Nếu con nổi điên hãy chạy lại ôm bố hoặc mẹ. Điều này nghe có vẻ lạ lùng, nhưng từ khi tôi áp dụng cho con gái mình, tôi nhận ra một điều: Mỗi khi con bé tức giận, có một nỗi buồn ẩn chứa đằng sau cơn tức giận ấy. Một cái ôm sẽ làm cho bé cảm thấy khá hơn ngay cả khi đứa trẻ không hề muốn điều này hay thậm chí là đang tức giận với chính tôi hay bố bé.
Con gái tôi bắt đầu sử dụng cách này thường xuyên hơn mỗi khi bé tức giận.Những giọt nước mắt trào ra nhanh hơn. Dù rằng không một người mẹ nào muốn con mình khóc nhưng những giọt nước mắt là dấu hiệu nhận ra bao nhiêu nỗi phẫn uất, căm hờn, những cảm xúc hỗn độn trong người mà bé đã phải vật lộn chiến đấu. Tôi tin rằng bình an sẽ đến với bé sau khi bé khóc.
3. Một hoạt động trong yên tĩnh
Khi tức giận, trẻ muốn đánh nhau, ném một cái gì đó, hay buông những lời lẽ mất kiểm soát. Đừng cố gắng trừng phạt trong khi ngọn lửa tức giận đang bùng phát trong người chúng. Đó chỉ là điều vô vọng.
Những ngày con gái tôi giận giữ, bé dường như không ngủ được, với bé đó là một ngày dài đầy bí bách. Tôi đặt bé lên giường nhưng bé nhảy xuống đất và đi làm một việc khác. Thay vì la hét và buộc bé trở lại giường ngủ, tôi cho con làm việc riêng của mình trong lặng lẽ cho đến khi cả hai nguôi ngoai đi, tôi bắt đầu tiếp cận bé và trò chuyện về những gì đã xảy ra trong ít phút.
Khuyến khích con bạn thực hiện một hoạt động trong yên tĩnh có thể giúp giải quyết cơn giận và ngăn những cảm xúc tiêu cực phát triển.
4. Hát một bài hát
Khuyến khích con bạn hát một bài hát hoặc huýt sáo một giai điệu nhạc khi đầu trẻ đang nổi nóng. Thật khó để cơn giận tồn tại nếu những giai điệu "Twinkle Twinkle Little Star" hoặc "Sexy Back" bắt đầu vang lên.
5. Bóp một vật gì đó
Khi bé tức giận, bé có xu hướng muốn hành động bạo lực với người khác. Để ngăn chặn việc làm điên rồ này, hãy cho bé một con búp bê hay một quả bóng, một cái gối... để bé trút giận. Bằng cách này, ít nhất là không có ai bị hại và bé có thể giải toả bức xúc khi cơn giận đang tuôn trào.
6. Nói chuyện với người lớn
Khuyến khích con bạn dùng những động từ lành mạnh để diễn tả cơn giận như: "Con cảm thấy tức giận khi mẹ không cho phép con làm điều X", hay "Con cảm thấy tức giận khi X sẽ không chơi với con". Khi bức xúc được chia sẻ, nó sẽ giảm đi khá nhiều.
(Nguồn: http://afamily.vn/)
Tin khác
- Tuyển giáo viên dạy toán giáo trình tiếng Anh
- 6 loại trái cây giàu canxi cho trẻ
- Lỗi khiến con nạp nhiều canxi vẫn lùn
- 5 ‘tật xấu’ của cha mẹ Việt khi dạy con làm hư trẻ
- Xử lí trẻ bướng bỉnh, hay nghịch phá thế nào để con tâm phục khẩu phục?
- Khen con thời công nghệ
- 59 kỹ năng sống cha mẹ Anh thường dạy con
- Nhìn biểu hiện, đoán trúng ý bé sơ sinh
- Những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ