HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
"Cam kết chất lượng - học thử 2 buổi đầu"
Làm cha mẹ
Thứ 2, 21/12/2015 | 17:4 GMT+7
6 điều cần biết về chăm sóc ăn uống cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bé luôn biết "báo hiệu" cho bạn khi đang đói, chán ăn hay hứng thú với một món ăn nào đó. Nhiệm vụ của bạn là “phân tích” phản ứng của trẻ trong quá trình cho trẻ ăn để cho trẻ ăn uống hợp lý.
Bà mẹ nào cũng muốn nuôi con khỏe mạnh và vui vẻ. Nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng suôn sẻ dù bạn nhận được những kinh nghiệm chăm con chân thành nhất của các bà mẹ khác, đặc biệt là trong việc ăn uống. Tuy nhiên, 6 cách dưới đây là kim chỉ nam giúp trẻ ăn khỏe và mẹ bớt vất vả hơn.
1. Cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu tiên
Sữa mẹ là dinh dưỡng đặc biệt cho bé. Nó đến tự nhiên từ người mẹ, không tốn kém, có thể kiểm soát lưu lượng sữa và chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thể của trẻ trong những năm tháng đầu đời.
Sữa mẹ còn chứa nhiều tháng thể, yếu tố kháng khuẩn, men, các thành phần chống viêm và các axit béo thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ trong 6 tháng đầu tiên. Trẻ bú sữa mẹ có sự phát triển phù hợp với độ tuổi và phòng tránh nhiều vấn đề sức khỏe như các bệnh về đường tiêu hóa và nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, sữa mẹ cũng là thực phẩm lành mạnh nhất mà không loại sữa công thức hoặc thức ăn ngoài nào có thể thay thế được. Đối với những bà mẹ ăn chay, hãy bổ sung thêm vitamin D và B12 trong thời kỳ cho con bú.
2. Cho trẻ tập ăn thức ăn mới khi được 6 tháng
Khi trẻ được 6 tháng, đây là thời điểm hợp lý để mẹ giới thiệu thức ăn mới cho trẻ. Đừng vội vàng cho trẻ ăn dặm sớm hơn dù trẻ thích thú với thức ăn mới. Trước tiên, hãy bổ sung sữa công thức vào chế độ ăn mới của bé, nhưng đừng thay thế sữa công thức cho sữa mẹ hoàn toàn. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung các loại đồ ăn dặm cho trẻ. Gạo được cho là thực phẩm tốt hơn tất cả các loại ngũ cốc khác để bé ăn dặm. Nhìn chung, các mẹ nên cho nhỏ thử ăn ngũ cốc và rau trước trái cây và các thức ăn chứa nhiều protein.
3. Chọn thực phẩm toàn phần
Trẻ sơ sinh ăn uống theo trực giác. Chúng biết chúng có thể ăn được bao nhiêu. Ép trẻ ăn hoặc cho trẻ ăn những thức ăn chế biến sẵn như nước ép hoa quả hoặc mức trước khi cho trẻ ăn thực phẩm toàn phần có thể cản trở sự điều chỉnh dinh dưỡng của trẻ.
Hãy cho trẻ ăn theo mức độ đói của trẻ, lựa chọn các thực phẩm lành mạnh mà trẻ thích và chú ý mở rộng lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và an toàn. Khi trẻ được 12 tháng, trẻ có thể ăn những loại thực phẩm mềm sau:
- Quả bơ
- Rau xanh hoặc trái cây xay
- Lòng đỏ trứng gà (chú ý: sắt trong lòng đỏ trứng không được hấp thụ tốt)
- Thịt gà, cá
Để giúp cơ thể trẻ đủ nước, bạn vẫn cần cho trẻ bữa mẹ, uống thêm nước, thậm chí là trà thảo mộc đun và để nguội. Một vài phụ huynh cho trẻ uống nước trái cây vì nghĩ đây thức uống dinh dưỡng. Thực tế, nước ép trái cây chứa quá nhiều đường có thể khiến trẻ bị sâu răng, béo phì và mắc chứng thèm đồ ngọt sau này.
4. Cho trẻ ăn theo nhu cầu
Em bé của bạn có thể cho bạn biết trẻ đang đói, chán ăn hay hứng thú với một món ăn nào đó. Nhiệm vụ của bạn là “phân tích” phản ứng của trẻ trong quá trình cho trẻ ăn để cho trẻ ăn uống hợp lý.
5. Cân nhắc với các lời khuyên
Những lời khuyên tốt nhất của những bà mẹ khác có thể không phát huy với em bé của bạn bởi mỗi em bé là khác nhau. Bạn rất dễ sợ phải làm điều không tốt cho con mình. Vậy, cách tốt nhất là bạn hãy thư giãn. Bạn là người hiểu rõ con mình nhất và bạn có thể lựa chọn và áp dụng một chế độ ăn riêng phù hợp cho bé.
6. Những chú ý trong chế biến thức ăn
Tốt nhất, các bà mẹ nên tự chế biến thực phẩm cho con vì đây là cách làm đảm bảo vệ sinh, đảm bảo dinh dưỡng và không đắt đỏ. Các thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất bảo quản và không giàu dinh dưỡng như thực phẩm tươi sống.
Khi chế biến thực phẩm, hãy nhớ:
- Rửa sạch tay trước khi chế biến nguyên liệu
- Làm lạnh hoặc đun nóng theo nhiệt độ tiêu chuẩn
- Không cho trẻ tiếp xúc với thực phẩm tươi sống
- Không cho trẻ ăn thức ăn để qua đêm, thức ăn thừa để lâu ngày
- Hãy chắc chắn rằng bạn nghiền nát thức ăn trước khi cho trẻ ăn
- Tránh không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây ra tắc nghẹn cổ họng như bánh, kẹo, các loại hạt nguyên khối, xúc xích…
(Nguồn: http://emdep.vn/)
Phụ huynh chọn giáo viên phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su
Từ khóa tìm kiếm: dạy guitar tại nhà, học guitar tại nhà, gia sư guitar, gia sư tại nhà, giáo viên dạy kèm tại nhà, dạy kèm, học kèm tại nhà, dạy kèm piano, dạy kèm guitar, xem lớp gia sư, gia sư dạy kèm
Tin khác
- Tuyển giáo viên dạy toán giáo trình tiếng Anh
- 6 loại trái cây giàu canxi cho trẻ
- Lỗi khiến con nạp nhiều canxi vẫn lùn
- 5 ‘tật xấu’ của cha mẹ Việt khi dạy con làm hư trẻ
- Xử lí trẻ bướng bỉnh, hay nghịch phá thế nào để con tâm phục khẩu phục?
- Khen con thời công nghệ
- 59 kỹ năng sống cha mẹ Anh thường dạy con
- Nhìn biểu hiện, đoán trúng ý bé sơ sinh
- Những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ